Bạn Có Đang Sử Dụng Nấm Hồng Chi Đúng Cách? Hãy Tham Khảo Ngay!

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những công dụng của nấm hồng chi đối với sức khỏe con người cũng như vai trò hỗ trợ của loại dược liệu trên với một số bệnh lý.

Sau đây hãy cùng Tây Nguyên Xanh tìm hiểu những tác dụng của nấm hồng chi rừng cũng như một số loại nấm hồng chi rừng phổ biến hiện nay!

MỤC LỤC

Nấm hồng chi

Hình ảnh nấm hồng chi

Nấm hồng chi mọc ở đâu

Cách sử dụng nấm hồng chi

Nấm hồng chi ngâm rượu

Tác dụng của nấm hồng chi ngâm rượu

Nấm hồng chi có tác dụng gì?

Nấm hồng chi Đà Lạt

Nấm hồng chi thái lát

Nấm hồng chi Nhật Bản

Giá nấm hồng chi

NẤM HỒNG CHI

Cây nấm linh chi hay còn có tên gọi khác là nấm hồng chi, được biết đến là loại dược phẩm mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Trên thực tế, nó không chỉ được sử dụng trực tiếp qua các phương pháp nấu trà, ngâm rượu, ... con người cũng đã nghiên cứu và sử dụng loại nấm trên làm thành phần điều chế cho nhiều loại thuốc chữa bệnh.

Nấm hồng hồng chi không dễ bắt gặp hay tìm thấy mà trong rất nhiều loại cây lớn trên rừng mới có một vài cây có nấm hồng chi sinh sống bởi nó chỉ phát triển trong những môi trường, điều kiện thật sự phù hợp. Cũng chính vì vậy mà nấm hồng chi rừng mang nhiều đặc điểm không chỉ về hình dáng mà chất lượng của nấm có nhiều điểm nổi bật hơn so với các loại nấm do con người nuôi trồng, chăm sóc.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại nấm hồng chi rừng khác nhau, với các đặc điểm, chất lượng không giống nhau.

Một số loại nấm hồng chi phổ biến có thể kể đến như: xích chi (hồng chi đỏ), hắc chi (hồng chi đen), bạch chi (nấm hồng chi trắng), hoàng chi (hồng chi vàng), tử chi (hồng chi tím đỏ), thanh chi (hồng chi xanh). Trong đó nấm hồng chi đỏ và đen là hai loại nấm được đánh giá cao bởi nó mang nhiều dược tính và mang lại công dụng tốt hơn so với các loại nấm màu sắc còn lại.

Ngoài ra, tùy vào nguồn gốc xuất xứ mà còn có nấm hồng chi Việt Nam, nấm hồng chi Trung Quốc hay hồng chi Hàn Quốc. Trong đó, hồng chi Việt Nam là loại nấm được sinh trưởng và phát triển tự nhiên, khác với nấm hồng chi Hàn Quốc – thường được con người chăm sóc.

HÌNH ẢNH NẤM HỒNG CHI

Là loại sinh vật sống cộng sinh, nấm hồng chi thường sẽ chọn các thân cây gỗ mục, để làm nơi sinh trưởng, phát triển trên những vùng có độ ẩm và ánh sáng thích hợp.

Nấm hồng chi thường có màu nâu gỗ với kích thước có sự khác nhau, tùy vào giai đoạn phát triển của nấm (thông thường từ 5 đến 20cm). Thân nấm thường chắc, không bị mềm và xốp.

Như những loại nấm thông thường, nấm hồng chi có hình dáng bên ngoài khá đơn giản với các bộ phận đặc trưng như cuống nấm và mũ nấm. Phần mũ nấm hồng chi có hình dạng xòe quạt, viền ngoài lượn sóng với nhiều vạch vân gỗ mờ đồng tâm ở mặt trên của mũ nấm. Phần cuống nấm hồng chi có hình dáng khá đặc biệt, thường không phân nhánh như một số loại nấm khác.

Nấm hồng chi có mùi thơm nhẹ đặc trưng, không quá hắc như mùi thuốc bắc mà khá dễ chịu.

NẤM HỒNG CHI MỌC Ở ĐÂU

Cây nấm hồng chi thường ưa sống ở những khu vườn kín xanh ẩm với độ cao từ vài chục mét lên đến 1500m và chúng thường sống trên các cây thân gỗ mục.

Nấm hồng chi thường sinh trưởng và phát triển tốt trên những khu rừng thông thoáng, có độ ẩm từ 80-95%; nền nhiệt độ có sự thay đổi ở một số giai đoạn phát triển trong chu kì sinh trưởng của nấm (giai đoạn nuôi sợi: 20 – 30 độ C; giai đoạn quả thể: 22 - 28 độ C) cùng độ pH từ trung tính đến môi trường axit yếu (khoảng 5,5-7); …

Trong lịch sử đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu để tìm cách gây giống, lai tạo và trồng loại nấm này nhưng đều không được. Mà mãi tới năm 1971, Zenzaburo Kasai và Yukio Naoi - hai nhà bác học người Nhật - giáo sư thuộc phân khoa nông nghiệp, của đại học Kyoto lúc bấy giờ mới đạt thành công trong việc gây giống loại nấm trên. Từ đó, nấm hồng chi mới được ứng dụng nuôi trồng một cách quy mô và bắt đầu được sử dụng trong việc bào chế thuốc. Nguồn nấm hồng chi đã không còn quá khan hiếm như trước.

Ở Việt Nam, cây nấm hồng chi thường mọc chủ yếu ở các tỉnh vùng núi và chúng thường ưa mọc chủ yếu trên những thân cây đã chết đứng và không bao giờ mọc trên những cây chết ngã đỗ, thậm chí là những thân cây còn sống. Một số loại cây hay tìm thấy có sự sống của nấm hồng chi như cây dầu dừa, cây ràng ràng, cây dầu nước, ...

Chúng ta có thể tìm thấy cây nấm hồng chi ở hầu hết các tỉnh vùng núi, từ Lào Cai (SaPa) đến Lâm Đồng (Lang Biang). Ở các vùng rừng trước kia có nhiều cây lim đã bị khai thác, trên gốc hoặc phần thân cành còn lại (chủ yếu ở phần giác) đều có thể thấy nấm này mọc vào mùa mưa ẩm, như vùng rừng thuộc lâm trường Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; vùng rừng thuộc Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa và Tam Đảo (Vĩnh Phúc) …

CÁCH SỬ DỤNG NẤM HỒNG CHI

Trên tai nấm hồng chi có thể có một lớp bột mịn màu nâu, làm nhiều người hoài nghi về vấn đề vệ sinh nên trước khi chế biến thường rửa sạch lớp bột trên. Vậy có nên rửa như vậy không?

Thật ra, lớp bột mịn mà thi thoảng ta hay thấy ở một số loại nấm hồng chi chính là bột bào tử. Các bào tử nấm sẽ bị bay mất do nhiều yếu tố ảnh hưởng khi hồng chi trưởng thành. Nấm hồng chi rừng mà còn bào tử nấm là những cây nấm còn bé.

Bào tử nấm được sinh ra từ phần tai nấm của nấm hồng chi, chứa nhiều các thành phần dược tính có lợi cho sức khỏe như: Triterpenes, Polysaccharides, Germanium Essence, … Các chất này có vai trò qua trọng trong việc hỗ trợ điều trị một số căn bệnh hiểm nghèo. Không những vậy, thành phần bột bào tử còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng, acid amin cùng với các loại vitamin. Đặc biệt, Vitamin trong bào tử nấm hồng chi có tác dụng gấp 75 lần so với trong tai nấm. Do vậy, việc tận dụng lớp bột bào tử trên được cho là mang lại rất nhiều lợi ích.

Do tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên trong lớp bào tử có thể tồn tại các vi sinh vật, bụi bẩn, tuy nhiên chúng không nhiều và vô cùng nhỏ do vậy nó không đủ để có thể gây hại cho sức khỏe con người.

 Tuy nhiên, nếu nấm hồng chi rừng bị bẩn thì bạn có thể rửa sơ qua để lọc bỏ bụi bẩn rồi phơi khô để dùng bình thường. Cần chú ý không nên rửa quá sạch hay chà quá kỹ nấm trước khi chế biến.

Sau khi đảm bảo vệ sinh, bạn có thể sử dụng nâm hồng chi dưới nhiều cách thức khác nhau, có thể nấu nước uống, pha trà, … phổ biến hơn cả là dùng nấm hồng chi để ngâm rượu.

NẤM HỒNG CHI NGÂM RƯỢU

Rượu là sản phẩm len men chủ yếu từ cơm, gạo mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Hiện nay nhiều người có thói quen dùng rượu trong các bữa cơm hằng ngày hay thậm chí là “thức uống” trong nhiều cuộc trò chuyện.

Trong đó, rượu ngâm nấm hồng chi thường được sử dụng bởi người ta cho rằng sự kết hợp giữa rượu và dược liệu không chỉ mang lại thức uống ngon, mà nó sẽ ngày càng tăng cường các công dụng của bản thân loại dược liệu đó.

Để tiến hành ngâm rượu nấm hồng chi rừng, bạn chỉ cần chuẩn bị một số nguyên liệu chính như nấm hồng chi rừng, rượu ngâm và bình ngâm.

Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng phần nấm hồng chi bạn sử dụng để ngâm đã được vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn. Sau đó, bạn tiến hành phơi khô rồi thái lát (hoặc có thể để nguyên), việc thái lát giúp các chất trong nấm dễ hòa tan trong rượu hơn, làm quá trình ngâm không kéo dài quá lâu.

Tiếp theo, bạn cho phần nấm hồng chi đã chuẩn bị vào bình ngâm, nên để gọn gàng để tận dụng diện tích cũng như giúp bình rượu trông đẹp mắt hơn. Sau đó, cho từ từ phần rượu đã chuẩn bị vào và đậy nắp thật chặt.

Bình rượu sau khi đã cho nguyên liệu đầy đủ bạn nên đặt nó ở một không gian cố định trong nhà, có thể chưng trong tủ, tuy nhiên cần hạn chế tiếp xúc ánh nắng trực tiếp và tránh việc di dời, tác động vào bình.

Rượu ngâm khoảng 1-2 tháng, bạn có thể mang ra sử dụng hoặc có thể để lâu hơn.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể sử dụng hàng ngày nhưng không nên sử dụng liên lục trong thời gian dài, mỗi ngày chỉ nên sử dụng 2 lần, mỗi lần từ 15 – 20ml để mang lại tác dụng bồi bổ sức khỏe tốt nhất.

TÁC DỤNG CỦA NẤM HỒNG CHI NGÂM RƯỢU

Rượu ngâm từ nấm hồng chi có thể mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe con người bởi rượu là sản phẩm lên men được đánh giá có khả năng giảm stress, mệt mỏi, căng thẳng.

Tuy nhiên, bản thân rượu cũng là một chất kích thích, do vậy việc sử dụng bất cứ loại rượu nào dù là rượu tinh hay rượu ngâm cũng cần chú ý đến lừu lượng.

Khi sử dụng ở chừng mực cho phép, hiệu quả mang lại có thể rõ rệt trông thấy, nhưng nếu lạm dụng hay uống quá thường xuyên không thể làm giảm hiệu quả mà có thể còn mang lại nhiều tác dụng phụ khác, thậm chí có thể gây nghiện, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe.

Việc ngâm rượu có thể khiến người sử dụng có cảm giác ngon miệng, dễ uống hơn do với việc uống trà. Tác dụng mà rượu ngâm nấm hồng chi mang lại cũng tương tự những công dụng của bản thân nấm hồng chi.

Các bạn có thể tham khảo các công dụng chi tiết dưới đây!

NẤM HỒNG CHI CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Theo nhiều nghiên cứu, thành phần nấm hồng chi có chứa nhiều triterpenoid, polysaccharide, nucleotide, acid béo, sterol, steroid, protein/peptide, ... cùng các nguyên tố khoáng như K, Mg, Ca, Na, Fe, Mn, Cu, ... chính những thành phần trên đã làm nên nhiều công dụng nấm hồng chi.

 Đây đều là những thành phần quan trọng tham gia vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể, có thể giúp nâng cao hệ miễn dịch đối với nhiều tác nhân gây bệnh, trong đó có các virus gây viêm gan; giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về gan nhờ khả năng tăng cường chuyển hóa, giúp phục hồi các tổn thương trên gan, cải thiện men gan và tăng cường khả năng giải độc của gan.

Bên cạnh đó, trong nấm hồng chi cũng có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, cùng nhiều loại Axit amin, với hàm lượng chất béo thấp, tỉ lệ axit béo không no cao, ... nấm hồng chi còn có nhiều tác dụng trong việc cải thiện nhiều bệnh tim mạch, đặc biệt là khả năng ổn định huyết áp cao và giảm cholesterol, phòng ngừa cục máu đông nhờ khả năng chống kết tập tiểu cầu; cải thiện triệu chứng tim đập nhanh, hụt hơi, đổ mồ hôi lạnh, tay chân lạnh,… giúp giảm căng thẳng, stress.

Ngoài ra, với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, nhờ vậy mà nhiều sản phẩm như nấm hồng chi tăng cân Hồng Minh, … được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu tăng cân, bạn nên chú trọng vào các thực phẩm dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, … thay vì tìm đến các sản phẩm chức năng.

NẤM HỒNG CHI ĐÀ LẠT

Đà Lạt là một trong những vùng núi ở Việt Nam có nhiều điều kiện như khí hậu, thời tiết quanh năm mát mẻ, thích hợp cho sự phát triển của nấm hồng chi, tuy nhiên nguồn nấm hồng chi rừng tự nhiên không thực sự nhiều như một số vùng khác.

Do vậy, bên cạnh nguồn nấm sinh trưởng tự nhiên, sau nhiều nghiên cứu qua các năm, trung tâm cây giống thuốc thuộc viện nghiên cứu Đà Lạt đã đưa chủng giống nấm hồng chi đỏ đến trồng và chăm sóc tại đây.

Hiện nay, nấm hồng chi Đà Lạt đang được nuôi trồng tại trại nấm Tiên Thảo thuộc xã Lát, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tại đây, để đảm bảo tối đa tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, nấm được thu hái duy nhất một đợt, do vậy mà giá nấm hồng chi rừng Đà Lạt cũng không thuộc loại thấp.

Tuy là nấm trồng, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của nấm hồng chi Đà Lạt cũng chứa tỉ lệ dược tính cao không thua gì các loại nấm hồng chi còn lại, thậm chí so với nấm hồng chi nước ngoài.

Nấm hồng chi đỏ Đà Lạt trong thời gian 110 ngày thì thu hái, nhưng thân nấm rất dày, cứng, khó bẻ, cuống nấm dài cứng,. Lúc này, nấm hồng chi Đà Lạt có mùi thơm đặc trưng, tai nấm khá nhỏ, chỉ khoảng từ 8_ 12cm , mặt dưới tai nấm có màu trắng hay màu vàng chanh nhạt, khi nấu nước có vị đắng đậm mùi thơm hơn nấm hồng chi đỏ.

NẤM HỒNG CHI THÁI LÁT

Ngày nay, có nhiều cách để bảo quản nấm hồng chi như sấy khô, xay thành bột hay ngâm rượu, ... nhưng trong đó phổ biến hơn cả là dùng nấm hồng chi thái lát rồi phơi khô. Đây là cách bảo quản truyền thống nhưng vẫn được dùng phổ biến bởi sự đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm được nhiều chi phí.

Để có được nấm hồng chi thái lát, bạn có thể tự thực hiện hoặc mua sẵn. Giá nấm hồng chi thái lát tùy thuộc vào từng cơ sở sản xuất, buôn bán với chất lượng, chủng loại khác nhau, do vậy khó có mức giá cụ thể cho sản phẩm trên.

NẤM HỒNG CHI NHẬT BẢN

Nấm hồng chi Nhật Bản là giống nấm linh chi Nhật được nuôi trồng tại Việt Nam. Tại đây, nấm được nuôi bằng mùn cưa cao su, việc sinh trưởng và phát triển của nấm chủ yếu dựa trên nguồn dinh dưỡng có sẵn trong bịch phôi và nguồn nước do con người cung cấp. Nấm có vòng đời khoảng 120 ngày.

Nấm hồng chi Nhật thường có màu nâu đỏ, mặt trên mũ nấm thường có ít bột mịn, mặt dưới có màu vàng nhạt. Khác với một số loại nấm hồng chi khác, chân nấm hồng chi Nhật Bản thường rất ngắn và gần như không có.

Giá loại nấm này thường khá cao, tùy thuộc vào chất lượng, nguồn gốc mà giá nấm hồng chi Nhật có thể dao động khoảng từ 350-680 nghìn đồng/kg.

GIÁ NẤM HỒNG CHI

Nấm hồng chi là loại nấm không quá phổ biến, do vậy tùy vào chất lượng và nguồn gốc mà nấm linh chi được bán với các mức giá khác nhau. Thường không có giá chung đối với mặt hàng trên bởi bên cạnh yếu tố chất lượng, chủng loại, giá nấm hồng chi còn phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, không phải mùa nào cũng có.

Tuy nguồn cung không nhiều nhưng nhu cầu tìm mua lại ngày càng gia tăng, do vây mà trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nấm hồng chi chưa được kiểm định chất lượng, nguồn gốc được bày bán.

Là một người tiêu dùng thông minh, vấn đề giá cả không nên là yếu tố quyết định đối với việc mua bất cứ sản phẩm nào mà cần có sự tham khảo cả về chất lượng sản phẩm.

Tây Nguyên Xanh là một trong những đơn vị phân phối trực tiếp nhiều dược phẩm thiên nhiên được bà con khai thác từ núi rừng Gia Lai đã được đăng ký kinh doanh và nhận được sự đánh giá cao từ người mua. Trong đó, nấm hồng chi Tây Nguyên là một trong những sản phẩm nhận được rất nhiều sự quan tâm gần đây, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh Covid – khi mà nhu cầu tăng sức đề kháng ngày càng cao.

Giá nấm hồng chi tại Tây Nguyên Xanh tùy từng loại sẽ có các mức giá khác nhau, trong đó:

Nấm hồng chi rừng thái lát: 350.000 đồng/kg

Nấm hồng chi rừng nguyên miếng loại nhỏ (từ 5cm – 12cm): 300.000 đồng/kg

Nấm hồng chi rừng nguyên miếng loại vừa (13cm – 20cm): 450.000 đồng/kg

Nấm hồng chi rừng nguyên miếng loại lớn (20cm – 30cm): 650.000 đồng/kg

Nấm hồng chi rừng loại đặc biệt (trên 30cm): 850.000 đồng/kg.


Tin tức liên quan

Những Thông Tin Hữu Ích Của Cây Mật Nhân
Những Thông Tin Hữu Ích Của Cây Mật Nhân

2353 Lượt xem

Cây mật nhân được người dân truyền tai nhau là có thể trị được bá bệnh, sự thật có phải là như vậy, cùng tìm hiểu bài viết để hiểu rõ hơn thông tin về công dụng của cây mật nhân, cách phân biệt thật giả và những ai nên, không nên sử dụng loại cây này.

Rau Dớn Rừng Là Rau Gì? Tìm Hiểu Về Loài Rau Được Trung Quốc Thu Mua Ồ Ạt

2469 Lượt xem

Rau dớn được xem là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho những dân tộc miền núi nước ta. Rau dớn được tiêu thụ với mức độ lớn là một biểu hiện góp phần làm phong phú giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc anh em trên cả nước.

Cây rau dớn rừng là rau gì mà lại có sức ảnh hưởng như vậy đến "người hàng xóm" của Việt Nam chúng ta? Hãy cùng Tây Nguyên Xanh tìm hiểu những thông tin bổ ích liên quan đến loại rau thú vị này.

Kinh Nghiệm Đi Thác K50 Mới Nhất 2021
Kinh Nghiệm Đi Thác K50 Mới Nhất 2021

5686 Lượt xem

Thác k50 là cái tên rất được nhiều tín đồ phượt hiện nay muốn chinh phục và khám phá bới vẻ đẹp và độ hào hứng trên cung đường vào thác. Nơi đây còn được ví như nàng thơ chốn núi rừng

Nếu lần đầu bạn đi thác k50 thì đừng bỏ lỡ bài viết kinh nghiệm đi thác k50 mới nhất này nhé.

Khổ Qua Rừng Có Tác Dụng Gì? Liệu Có Trị Mụn Được Không?

1488 Lượt xem

Khổ qua rừng sống trong môi trường tự nhiên, phần lớn không cần sự can thiệp của phân bón, thuốc hóa học nên các bộ phận như lá, thân hay trái khổ qua rừng là loại thực phẩm sạch với nhiều công dụng.

Sau đây là một số công dụng chủ yếu của khổ qua rừng.

 

Sáp Ong Rừng - Công Dụng Và Cách Chế Biến Sáp Ong Phổ Biến!

5854 Lượt xem

Chúng ta thường nghe nói nhiều về con ong, mật ong, … nhưng có vẻ ít ai quan tâm đến sáp ong rừng – một trong những sản phẩm thiên nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Vậy những lợi ích đó là gì? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc của mọi người về những công dụng, cách chế biến sáp ong rừng!

Mách Bạn Cách Làm Dầu Gội Bồ Hòn Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả!

4131 Lượt xem

Từ xưa, khi chưa có nhiều loại dầu gội công nghiệp như ngày nay, ông bà ta đã biết dùng nhiều sản phẩm từ thiên nhiên để làm sạch da đầu, trong đó có dầu gội bồ hòn.

Việc sử dụng dầu gội bồ hòn không chỉ được lựa chọn, tin dùng bởi sự đơn giản, tiết kiệm mà còn nhờ vào hiệu quả sử dụng thực tế mà nó mang lại.

Cách Nhận Biết Nấm Linh Chi Rừng Và Nấm Linh Chi Tự Trồng Dễ Nhất!

1632 Lượt xem

Điều đặc biệt làm nên giá trị của nấm linh chi rừng là trong rất nhiều cây to trên rừng mới có một vài cây được “lựa chọn” là nơi phát triển của nấm linh chi rừng.

Hình dạng bên ngoài của nấm linh chi rừng khá giống với nấm linh chi tự trồng. Tuy nhiên, nếu tinh ý bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác nhau cơ bản của hai loại nấm trên.

Bất Ngờ Với Những Lợi Ích Từ Cây Chuối Hột Rừng

1444 Lượt xem

Đến nay, trên thế giới đã có hơn 200 giống chuối nhưng cây chuối hột rừng vẫn được đánh giá cao về giá trị về mặt y dược, khả năng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các độc giả có thêm những thông tin về loài chuối kì diệu này.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng