Tổng Hợp Các Món Ngon Được Chế Biến Từ Măng Khô

Bỏ túi ngay 10 kí kiếp nấu ăn với măng khô và cách chế biến măng khô đúng điệu để làm tăng tối đa độ ngon của món ăn. Nhiều người thường bỏ qua bước này nên kết quả là mùi vị không được thơm và ngon. Cùng xem thử cách chế biến măng khô như thế nào là đúng nhé  

Măng không còn xa lạ gì với tín đồ ẩm thực, măng sử dụng phổ biến trong các món ăn hàng ngày, trong bàn tiệc hay trong mâm cỗ ngày tết.

Khi thấy bát canh măng, chân giò hầm măng là biết ngay không khí tết, khi thì thấy dĩa măng luộc chắm muối ớt là biết ngay cho bữa cơm ra đồng, khi thì bún ngan nấu măng cho cuối tuần thư giản.

Các nàng dự định ra mắt nhà chồng thì cách chế biến măng công phu cũng giúp cho bạn ghi điểm trước mẹ chồng.

Tây Nguyên Xanh mách bạn kí kíp cách nấu măng khô ngon đúng điệu, cực đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà nhé.

MỤC LỤC

Cách Chế Biến Măng Khô

Vịt Nấu Măng

Vịt Om Măng

Bún Măng Vịt Với Măng Khô

Canh Măng Khô

Thịt Kho Măng Khô

Chân Giò Hầm Măng Khô

Măng Khô Nấu Sườn

Gà Hầm Măng Khô

Măng Khô Xào Lòng Gà

Cách Chế Biến Măng Khô

Để nấu được măng khô ngon thì cũng tốn nhiều công phu lắm nhé, nhiều bạn lại bỏ qua bước sơ chế măng khô nên kết quả sau cùng sẽ không được ngon như ý muốn.

Nào là chọn đúng loại măng khô vừa ngon vừa sạch, nào là ngâm, nào là rửa sạch, nội công đoạn ngâm thôi là đủ làm những người không kiên trì bỏ ý định nấu món ngon với măng rồi.

Các bạn cứ vui vẻ để hưởng thành quả đi, vì người nông dân làm ra măng khô họ cũng luộc măng, chẻ măng, chờ nắng lên và cũng kiên trì phơi khô như cách chúng ta ngâm măng để thưởng thức vậy.

Theo kinh nghiệm dân gian, để măng được mềm thì nước ngâm phải là nước gạo, trung bình 6 tiếng phải thay nước một lần, thời gian tối thiểu từ 10 tới 24 tiếng, lúc này măng mới loại bỏ được hết chất độc và khi nấu sẽ không bị chua măng.

Sau khi vớt măng đã ngâm ra, chúng ta tiếp tục cho vào nồi, đun với lửa nhỏ liu riu khoảng 3 lần, mỗi lần tối thiểu 30 phút.

Măng luộc xong, để ráo nước, cắt bỏ hết phần sơ, phần già, lúc này mới xé măng ra để nấu.

Đây là cách làm đối với các loại măng có kích thước lớn và gốc măng tương đối già, bạn phải cắt bỏ phần già đi, còn đối với măng nhỏ như măng sặt măng le thì không cần phải có thời gian luộc măng lâu như vậy.

Nếu bạn muốn ăn măng giòn và dai thì nên giảm thời gian và số lần luộc của hai loại măng này.

Một lưu ý chung là khi luộc măng, chúng ta nên mở nắp nhé. Đậy nắp lại cho măng mau chín là cách làm chưa chính xác.

Nếu bạn chưa biết bạn đang dùng loại măng gì để nấu thì có thể tham khảo bài viết

Tổng Hợp Các Loại Măng Trên Thị Trường Hiện Nay để biết chính xác nhé.

Vịt Nấu Măng Khô

Nguyên liệu chuẩn bị:

Thịt vịt: 600 gr              Măng khô: 200 gr          Rượu trắng: 150 ml

Hành tím: 22 gr             Hành lá: 7 gr                  Tỏi: 7 gr

Gừng: 7 gr                      Hạt nêm: 4 muỗng        Nước mắm: 1.5 muỗng

Tiêu: 2/3 muỗng             Đường trắng: 1.5 muỗng

Bước 1:Chuẩn bị măng khô như phần “cách chế biến măng khô” ở trên

Bước 2: Băm nhuyễn gừng, vịt chặt khúc vừa ăn rồi cho vào tô, đổ 150ml rượu và 7 gr gừng vào để rửa, khử mùi. Hành, tỏi băm nhỏ rồi cho vào tô, thêm 1.5 muỗng canh hạt nêm, 1.5 muỗng canh mắm, 1.5 muỗng canh đường, 1/3 muỗng café hạt tiêu. Trộn đều, để 30 phút cho vịt ngấm gia vị.

Bước 3: Băm hành tím, phi vàng rồi cho măng khô đã chuẩn bị vào chảo, xào đều, cho thêm 1 muỗng hạt nêm và 1/3 muỗng tiêu.

Bước 4: Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành tím, cho vịt đã ướp vào xào đến khi thịt chín và săn lại.

Bước 5: Cho măng vào xào chung với thịt vịt đã săn, thêm 800ml nước lọc vào đun sôi

Bước 6: Tùy vào khẩu vị của từng người và từng vùng miền, nếu bạn muốn ăn cay thì có thể thêm một hai trái ớt, nếu bạn muốn ăn vị đậm đà thì có thể thêm một ít nước mắm và hạt nêm.

Bước 7: Vặn nhỏ lửa, để liu riu từ 20 đến 30 phút cho thịt mềm và thấm gia vị

Bước 8: Tắt bếp, trình bày ra tô cho đẹp mắt

Vịt Nấu Măng Khô

Vịt Nấu Măng Khô

Vịt Om Măng

Nguyên liệu chuẩn bị:

Thịt vịt: 500 gr              Măng khô: 150 gr           Muối: 5 gr

Hành tím: 22 gr             Nước tương: 60ml          Hoa hồi: 1

Gừng: 10 gr                    Hạt nêm: 3 muỗng         Nước mắm: 1.5 muỗng

Tiêu: 2/3 muỗng             Ớt: 2 quả                        Đường trắng: 1.5 muỗng

Bước 1: Chuẩn bị Măng Le Khô như phần vịt nấu măng hoặc cách chế biến măng khô ở trên

Bước 2: Vịt chặt khúc vừa ăn rồi cho vào nồi, luộc sôi khoảng 2 phút, lượng nước cho vào phải ngập thịt vịt, sau khi đun sôi, vớt thịt ra và rửa lại

Bước 3: Phi vàng hành tím đã băm, cho thêm hoa hồi, gừng băm vào chảo xào thơm.

Bước 4: Cho các gia vị còn lại vào nồi (đường, muối, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, nước tương) và thêm 100nl nước.

Bước 5: Trộn đều măng và cho thêm ớt vào, đun trên ngọn lửa nhỏ khoảng 30 phút thì thịt đã chính mềm.

Bước 6: Tắt bếp và trình bày cho đẹp mắt

Vịt Om Măng Khô

Vịt Om Măng Khô

Bún Măng Vịt Với Măng Khô

Nguyên liệu chuẩn bị:

Thịt vịt: 1000 gr            Măng khô: 200 gr          Rượu trắng: 150 ml

Hành tím: 22 gr             Tỏi: 22 gm                     Hành lá: 3 cây

Gừng: 30 gr                   Chanh: 1 Quả                Bún tươi: 500 gr

Tiết vịt: 100gr                Tiêu: 2/3 muỗng            Ớt: 2 quả

Hạt nêm: 3 muỗng         Muối: 10 gr                    Đường trắng: 1.5 muỗng

Mắm: 1.5 muỗng                                       

Bước 1: Chuẩn bị măng khô như phần chế biến măng khô

Bước 2: Rửa vịt bằng nước muối pha loãng, đập dập một nữa số gừng rồi quết rượu trắng lên, chà xát con vịt để khử mùi. Sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh.

Bước 3: hành, tỏi băm nhỏ, 10 gr gừng đem gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ.

Bước 4: Tiết vịt luộc chín, cắt miếng vừa ăn

ngan nấu măng khô

Ngan Nấu Măng Khô

Bước 5: Nấu 1 nồi nước khác, cho vịt, 10 gr gừng đập dập, 2 cây hành, 5 gr muối vào nồi. Khi nước luộc vịt sôi thì hạ nhỏ lửa cho vịt chín từ từ, trong quá trình luộc nên mở nắp vung, thường xuyên vớt bọt và váng mỡ của vịt để nước lèo trong hơn.

Bước 6: Khi thịt chín thì vớt ra và chần sơ qua nước lạnh để thịt vịt không bị thâm, chặt vịt thành miếng vừa ăn.

Bước 7: Cho dầu vào chảo, phi hành và tỏi băm cho thơm rồi cho măng vào xào, thêm nước mắm, bột nêm, muối rồi trộn đều.

Khi măng đã ngấm gia vị thì cho măng vào nồi nước luộc thịt vịt. Thêm hành lá và nếm lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị gia đình

Bước 8: Pha gừng thái nhỏ, ớt thái nhỏ hoặc băm, đường, nước mắm để làm nước chấm.

Bước 9: Trình bày bún, thịt vịt, tiết ra tô cho thật đẹp, chan nước dùng và rắc một ít tiêu xay, một ít hành lá lên trên

Như vậy là bạn đã có một tô bún măng vịt để đãi cả nhà.

Với phương pháp chế biến này, bạn hoàn toàn có thể làm tương tự với món ngang nấu măng, bún ngan nấu măng hay miến ngan nấu măng đều được, bạn chỉ cần thay loại thịt, còn nguyên liệu và cách làm là như nhau bạn nhé.

bún vịt nấu măng khô


Bún Vịt Nấu Măng

Canh Măng Khô Nấu Xương

Nguyên liệu chuẩn bị:

Xương: 300 gr                Măng khô: 500 gr          Móng giò: 1 cái

Hành tím: 22 gr             Muối: 10 gr                    Hành lá: 1 cây     

Tiêu: 1 muỗng              Hạt nêm: 3 muỗng          Mắm: 1 muỗng    

Đường trắng: 1/2 muỗng                

Bước 1: Chuẩn bị măng như phần “chế biến măng khô”

Bước 2: Móng giò và xương rửa sạch, chần qua nước nóng có pha ít muối để khử bớt mùi. Sau khi rửa xong thì bắt lên bếp luộc xương và giò khoảng 30 phút.

Trong quá trình luộc thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong và có mùi thơm hơn. Nếu bạn không thích nấu xương mà muốn nấu canh măng nấu sườn cũng được luôn nhé, chỉ khác nhau phần nguyên liệu thit, các phần còn lại là như nhau.

Bước 3: Củ hành băm nhỏ, phi thơm trên chảo, cho măng đã ngâm vào rồi xào, thêm các nguyên liệu hạt nêm, mắm, đường, tiêu, muối vào cho măng thấm gia vị.

Bước 4: Sau khi măng thấm gia vị, bạn cho măng vừa xào vào nồi xương và giò đang nấu, vặn nhỏ lửa và đun sôi thêm từ 10 đến 15 phút.

Tùy vào sở thích của mỗi gia đình mà bạn thay đổi thời gian đun sôi, nếu bạn muốn ăn măng dai và giòn, khi cắn nghe sựt sựt thì thời gian đun sôi sẽ giảm lại, nếu bạn muốn ăn măng khô vừa mềm và nhừ thì thời gian đun sôi sẽ tăng thêm.

Bước 5: Đến bước này thì món canh măng khô nấu xương coi như đã hoàn thiện, công việc cuối cùng là múc ra bát, cho thêm hành lá, rắc một ít tiêu và trang trí cho đẹp nữa là xong.

canh măng khô nấu xương

Canh Măng Khô Nấu Xương

Thịt Kho Măng Khô

Nguyên liệu chuẩn bị:

Thịt ba chỉ: 600 gr         Măng khô: 300 gr          Rượu: 15 ml

Hành tím: 22 gr             Tỏi: 22 gr                       Hành lá: 3 cây     

Tiêu: 1 muỗng                Hạt nêm: 3 muỗng        Đường trắng: 1/2 muỗng

Mắm: 1 muỗng              Muối: 10 gr                    Nước màu: 1 muỗng

Bước 1: Chuẩn bị măng như phần cách chế biến măng khô

Bước 2: Dùng muối bóp và sát thật kỹ miếng thịt rồi đem xả lại thật sạch dưới vòi nước, trần toàn bộ miếng thịt qua nước sôi từ 2 đến 3 phút, khi thấy bọt bẩn nổi lên nhiều thì vớt thì bỏ ra rổ, rửa lại sạch bằng nước lạnh sau đó cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn.

Tùy vào khẩu vị mỗi người mà lựa chọn các loại thịt khác nhau, có thể là móng giò kho măng hoặc sườn kho măng hoặc thịt ba chỉ, riêng thịt ba chỉ sẽ giúp món ăn có vị béo ngậy, mềm mọng và không bị khô như các loại thịt khác.

Bước 3: Hành lá rửa sạch, cắt bỏ rễ rồi thái nhỏ, hành tím và tỏi bóc bỏ rồi băm nhỏ, gừng cạo vỏ, đập dập.

Bước 4: Bắt nồi lên, thêm 1 muỗng dầu ăn vào đun nóng, cho hành, tỏi, gừng vào phi cho thơm rồi cho tất cả thịt vào nồi, lúc này lửa vẫn to nhé, bạn có thể dùng đũa lớn để đảo thịt cho đều, đến khi thịt săn và có màu hơi xém cạnh thì bắt đầu hạ nhỏ lửa lại.

Bước 5: Thêm vào 15 ml rượu nấu ăn, ½ muỗng đường, mắm, muối, tiêu, hạt nêm, nước màu rồi đảo đều

Bước 6: Thêm nước sôi vào nồi sao cho nước xâm xấp mặt thịt, vặn lửa to cho đến khi nước sôi rồi hạ nhỏ lửa lại. Đun liu riu khoảng 5 phút.

Bước 7: Ở bước này bạn có hai cách làm:

Một là bạn cho măng trực tiếp vào nồi thịt luôn.

Hai là xào măng trước như cách làm ở phần canh măng khô nấu xương phía trên

Với cách làm thứ hai thì măng sẽ thấm gia vị hơn, thời gian nấu để cho cả măng và thịt thấm gia vị sẽ được rút ngắn hơn.

Còn cách làm thứ nhất thì thời gian để cho măng và thịt thám gia vị sẽ nhiều hơn. Nói chung cả hai cách đều được, xào trước thì đỡ tốn công nấu về sau, còn không xào trước thì đỡ tốn công ban đầu.

Tổng thời gian cho hai cách chế biến các loại măng cũng ngang nhau.

Bước 8: Đun liu riu cho thịt và măng đều thấm gia vị, khi thấy nước trong nồi dần sệt lại, thịt ngã sang màu cánh gián, ăn thử thấy măng và thịt đều mềm, đều mặn mà thì tắt bếp.

Cắt hành lá rải lên trên, thêm một chút tiêu cho dậy mùi thơm là bạn đã có một phần thịt kho măng khô ngon đúng điệu.

thịt kho măng khô

Thịt Kho Măng Khô

Chân Giò Hầm Măng Khô

Nguyên liệu chuẩn bị:

Chân giò: 1000 gr          Măng khô: 300 gr          Rượu: 15 ml

Hành tím: 22 gr             Tỏi: 22 gr                       Hành lá: 3 cây     

Tiêu: 1 muỗng                Hạt nêm: 3 muỗng        Mắm: 3 muỗng

Muối: 10 gr                    Đường trắng: 1/2 muỗng                  

Bước 1: Chuẩn bị măng khô ngâm nước.

Bước 2: Chân giò cạo sạch lông, rửa sạch và chặt miếng to, nên rửa ở vòi nước chảy để xương dăm trong quá trình chặt không còn dính trên thịt, ướp 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt tiêu để 15 phút sau cho ngấm.

Với cách nấu chân giò hầm măng khô thì việc trụng chân giò bằng nước muối, giấm trắng và ướp với nước mắm, hạt tiêu sẽ làm cho chân giò có phần da trắng và rất thơm ngon.

Bước 3: hành tỏi lột vỏ, băm nhỏ, bỏ lên chảo phi thơm, cho giò heo vào xào cho đến thi thịt săn, thêm 1 lít nước, 2 muỗng mắm, 1 muỗng tiêu, 5 gr muối sau đó nấu vừa lửa trong vòng 30 phút.

Lưu ý trong quá trình nấu, bạn nhớ vớt bọt để nước dùng được trong và vị thơm hơn nhé.

Ở phần này là tùy vào sở thích ăn uống của từng người mà thời gian hầm chân giò sẽ khác nhau.

Nếu bạn muốn ăn chân giò thiệt là mềm nhũn thì thời gian hầm là từ 1 tới 2 tiếng, nếu bạn muốn chân giò vừa chín tới, không bị quá cứng hay quá mềm thì thời gian hầm từ 45 phút tới 1 tiếng.

Bước 4: Bước này là cho măng khô đã sơ chế vào, phần này cũng có hai cách làm như phần thịt kho măng khô, cho măng vào trực tiếp hoặc xào măng trước và thêm một chút gia vị để măng cũng có vị đậm đà.

Bước 5: Trộn đều măng và chân giò, thêm nước vừa đủ vào để nấu cho đến khi chín mềm. Nêm nếm gia vị vừa ăn theo sở thích, trong quá trình hầm nên để lửa vặn riu riu.

Bước 6: Múc ra tô, cắt hành lá, rải ít tiêu và ít ớt lên bề mặt và cùng mời gia đình thưởng thức.

Món chân giò hầm măng đạt chuẩn là phần măng ngọt, mềm, thấm gia vị, riêng độ cứng của chân giò là tùy vào sở thích của người ăn mà chân giò chín vừa tới hay là mềm.

chân giò nấu măng khô

Chân Giò Hầm Măng Khô

Măng Khô Nấu Sườn

Nguyên liệu chuẩn bị:

Sườn Non: 600 gr          Măng khô: 120 gr          Hành tím: 22 gr

Tỏi: 22 gr                       Hành lá: 1 cây                Nấm mèo: 50 gr

Tiêu: 1 muỗng                Hạt nêm: 3 muỗng                   Muối: 10 gr

Mắm: 3 muỗng              Đường trắng: 1/2 muỗng        

Bước 1: Chuẩn bị măng khô, bạn có thể xem lại cách chế biến măng khô ở đầu bài viết, ngoài ra bạn ngâm thêm nấm mèo bằng nước nóng, rửa sạch rồi thái sợi.

Bước 2: Sườn non rửa sạch, chặt khúc vừa ăn, cho vào nồi nước sôi chần sơ để loại bỏ bớt tạp chất và mùi hôi.

Vớt sườn ra rồi rửa lại bằng nước sạch, sau đó lại cho vào nồi luộc tiếp bằng nước lạnh đổ ngập mặt, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa hầm trong khoảng 1 tiếng.

Bước 3: Hành và tỏi bóc vỏ, băm nhỏ và cho lên chảo phi thơm. Cho măng đã sơ chế vào rồi xào, thêm vào 5gr muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng mắm, 1 muỗng hạt nêm, tiếp tục đun khoảng 5 phút.

Bước 4: Cho phần sườn và phần nước hầm vào cùng với nồi măng rồi tiếp tục hầm, thêm nấm mèo và các gia vị khác cho vừa ăn.

Thời gian hầm tối thiểu là 40 phút thì nguyên liệu sẽ thấm gia vị và chín mềm.

Nếu bạn muốn ăn mềm hơn thì thời gian hầm sẽ lâu hơn, còn bạn muốn măng còn dai và giòn thì thời gian hầm nên ít lại.

Bước 5: Tắt bếp và trình bày ra tô, hành lá rửa sạch, bỏ gốc, cắt nhỏ để rãi lên tô, cho thêm một tí tiêu hoặc ít ớt là bạn có thể tưởng thức ngay món măng khô nấu sườn rồi.

sườn nấu măng khô

Măng Khô Nấu Sườn

Gà Hầm Măng Khô

Nguyên liệu chuẩn bị:

Gà: 1500 gr                    Măng khô: 300 gr          Hành tím: 22 gr

Tỏi: 22 gr                       Hành lá: 1 cây                Tiêu: 1 muỗng

Hạt nêm: 3 muỗng         Gừng: 5 gr                      Đường trắng: 1 muỗng

Bước 1: Chuẩn bị và ngâm măng khô.

Bước 2: Gà rửa sạch, chặt khúc vừa ăn rồi ướp với 2 muỗng hạt nêm, 1 muỗng mắm, 1 muỗng đường, nữa muỗng hạt tiêu, trộn đều và để khoảng 15 phút cho thịt thấm gia vị.

Bước 3: lột một nữa số tỏi và hành, băm nhỏ, cho thêm một chút gừng băm nhỏ vào chung rồi phi thơm, đổ măng vào chảo để xào, cho thêm hạt nêm để măng thấm gia vị. Thời gian xào măng khoảng 5 phút là được.

Bước 4: Lấy phần hành tỏi còn lại đem phi thơm rồi cho gà đã ướp gia vị vào xào chung, để lửa to, đến khi thịt gà săn lại thì bắt đầu hạ lửa.

Cách làm gà hầm măng khô cũng tương tự, lúc này bạn cho nhiều nước hơn, thời gian nấu lâu hơn thì gà sẽ mềm hơn.

Bước 5: Cho phần măng đã xào vào trong nồi với thịt gà, thêm các gia vị còn lại vào chung, thêm nước lọc vào khoảng ngang mặt đồ ăn.

Đun đến khi sôi rồi hạ lửa liu riu, đến khi nào nước sệt lại thì bạn có thể tắt bếp.

Bước 6: Múc ra tô và trình bày, cắt những cọng hành lá đã chuẩn bị từ ban đầu rãi lên để trang trí cho đẹp.

Thêm một ít tiêu nữa là bạn có thể đãi gia đình của mình rồi

gà hầm măng khô

Gà Hầm Măng Khô

Măng Khô Xào Lòng Gà

Nguyên liệu chuẩn bị:

Lòng gà: 2 bộ                 Măng khô: 200 gr          Hành tím: 22 gr

Tỏi: 22 gr                       Hành lá: 2 cây                Tiêu: 1 muỗng

Hạt nêm: 3 muỗng         Muối: 20 gr                    Đường trắng: 1 muỗng

Bước 1: Chuẩn bị măng khô, có thể xem phần chế biến măng khô ở mục đầu tiên

Bước 2: Tách gan, ruột và mề riêng ra từng bộ phận, cạo hết lớp vỏ bám vào mề, sau khi cạo xong thì rửa sạch với muối trắng, lấy muối sát vào mề và chà mạnh.

Ruột gà cũng bóp với muối trắng để giảm mùi hôi. Sau đó đem xả với nước sạch nhiều lần

Mẹo: Nếu bạn khong bóp với muối thì có thể dùng dấm để rửa sạch mùi hôi của lòng gà nhé.

Bước 3: Thái lòng gà thành từng miếng nhỏ vừa ăn sau đó ướp với 1 muỗng mắm, 1 muỗng hạt nêm, một nữa muỗng hạt tiêu trong vòng 30 phút.

Bước 4: hành và tỏi bóc vỏ, băm nhỏ rồi phi với ít dầu, đến khi hỏi tỏi vàng xem thì cho thịt gà đã ướp vào chung để xào.

Trộn đều và để lửa to, đến khi thịt gà săn lại thì hạ nhỏ lửa. Thời gian để nhỏ lửa khoảng 15 phút.

Bước 5: Bạn cũng làm tương tự đối với măng đã chế biến, cũng cho hành tỏi lên phi vàng và cho măng vô xào khoảng 5 phút. Thêm các gia vị còn lại để măng được mặn mà hơn.

Bước 6: Cho toàn bộ măng đã xào vào trong phần thịt gà xào. Thời gian xào khoảng 3 tới 4 phút là có thể tắt bếp và bày ra dĩa

Bước 7: Cắt những cây hành lá để bỏ vào tô, thêm một tí tiêu nữa là bạn có thể đãi gia đình được rồi

Với cách chế biến này, bạn có thể làm tương tự với món măng khô xào thịt bò, măng khô xào miến, măng nấu cá hấp, chỉ khác nhau ở giai đoạn xử lý thịt. Còn lại quy trình là như nhau.

măng khô xào lòng gà

Măng Khô Xào Lòng Gà

Cảm ơn các bạn đã theo dõi, chúc bạn và gia đình có một bữa ăn thật ngon với món măng khô.

Tags : Măng Khô


Tin tức liên quan

Top 14 Đặc Sản Nhất Định Phải Thử Khi Đi Du Lịch Kbang
Top 14 Đặc Sản Nhất Định Phải Thử Khi Đi Du Lịch Kbang

4209 Lượt xem

Nhắc đến du lịch Kbang, ngoài những địa điểm tham quan nổi tiếng như thác hang én (thác k50), thác kon bông, nhà lưu niệm anh hùng Núp… thì những món ăn dân giã, đậm chất địa phương cũng để lại ấn tượng khó phai đối với những du khách khi du lịch tại kbang.

Hôm nay Tây nguyên xanh xin giới thiệu một số đặc sản tại kbang, đây không những là món ăn sạch về nguồn gốc mà hương vị cũng rất độc đáo và ngon miệng nữa nhé.

Nấm linh chi cổ cò và những công dụng không ai ngờ tới

1030 Lượt xem

Nấm linh chi cổ cò là gì, vì sao nhiều người hay nhầm giữa nấm linh chi cổ cò và nấm lim xanh

Ngoài ra, nhiều khách vẫn có thể nhầm lẫn giữa hai loại nấm cùng mang tên là nấm linh chi cổ cò

Cũng nhau tìm hiểu về sự khác biệt về những loại nấm này nhé

20 Thông Tin Hạt Đười Ươi Nhất Định Phải Biết
20 Thông Tin Hạt Đười Ươi Nhất Định Phải Biết

7678 Lượt xem

Bạn đã biết hạt đười ươi có công dụng chữa bệnh hoặc bạn chưa biết thông tin gì và đang bắt đầu tìm hiểu.

Vậy là bạn đã tìm đúng nơi rồi nhé, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về hạt đười ươi và giải đáp những thắc mắc về cách sử dụng hạt đười ươi mà nhiều người vẫn chưa rõ.

Sáp Mật Ong Có Những Công Dụng Gì? Sáp Ong Có Ăn Được Không?

2297 Lượt xem

Hiện nay, bên cạnh việc khai thác tổ ong để lấy mật, tổ ong sau khi thu hoạch còn được dùng để chế biến thành sáp mật ong.

Tương tự như mật ong, sáp mật ong cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Vậy sáp mật ong có ăn được không?

Nến sáp ong và 9 lưu ý không nên bỏ qua

2920 Lượt xem

Thắp một ngọn nến sáp ong là thắp lên một điều gì đó tươi mới, sáng sủa, tràn đầy hi vọng và cũng không kém phần lãng mạn

Bạn có đang dùng đúng cách nến sáp ong, bạn cần lưu ý gì khi sử dụng loại nến này, đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Nấm Linh Chi Đỏ Mọc Ở Đâu? Cách Bảo Quản Nấm Linh Chi Lâu Dài

1343 Lượt xem

Trong 6 loại nấm linh chi rừng hiện nay, nấm linh chi đỏ là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng top đầu.

Một trong những điều đặc biệt làm nên giá trị của cây nấm linh chi đỏ nói riêng và nấm linh chi rừng nói chung là trong rất nhiều cây to trên rừng mới có một vài cây được “lựa chọn” là nơi phát triển của loại nấm này. 

Những Cách Chế Biến, Bảo Quản Trái Khổ Qua Rừng Nên Biết!

1424 Lượt xem

Ngày nay, dường như các món ăn chế biến từ trái khổ qua rừng đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nấu được nguyên liệu trên. Sau đây, bạn có thể tham khảo một số cách chế biến, bảo quản trái khổ qua hiện nay.

Cây Chè Dây Chữa Trào Ngược Dạ Dày - Những Công Dụng Phổ Biến

1416 Lượt xem

Việc sử dụng cây chè dây chữa trào ngược dạ dày từ lâu đã được ông bà ta áp dụng. Cách làm này không hề tốn quá nhiều chi phí, dễ tìm mua mà vẫn đem lại hiệu quả chữa trị rất cao.

Hãy để Tây Nguyên Xanh cùng bạn tìm hiểu thêm những công dụng khác của cây chè dây.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng