Sâm đá kbang gia lai và những thông tin mới nhất
Sâm đá kbang gia lai là một loại cây mới được công nhận trong hệ thực vật việt nam,
Cùng tìm hiểu sâm đá kbang gia lai, một loại cây dược liệu mới nổi này nhé.
MỤC LỤC |
Cách Ngâm Rượu Sâm Đá Kbang |
SÂM ĐÁ KBANG GIA LAI
Sâm đá kbang gia lai là tên gọi dùng để chỉ loại cây có hình dáng như cây nghệ, rễ mọc chùm, có củ màu trắng ở bên dưới.
Cây được tìm thấy nhiều ở xã Kon Pne, huyện kbang, tỉnh Gia Lai nên nhiều người gọi đây là cây sâm đá kbang gia lai để dễ phân biệt với các loại cây khác.
Cây sâm đá được người ba na bản địa tìm thấy, rồi truyền tai nhau nên loại cây này chưa gọi theo tên khoa học mà người đồng bào chỉ gọi là cây khỏe, cây thuốc khỏe.
Đến khi loại cây này phổ biến hơn, được nhiều người biết đến hơn và tìm mua hơn thì người dân gọi cây này là cây sâm đá vì thấy cây hay mọc ở triền đá.
Tuy nhiên cũng có người gọi cây sâm đá vì thấy củ của cây này trắng trắng, tròn tròn như cục sỏi, cục đá nên gọi là sâm đá.
TÁC DỤNG CỦA CÂY SÂM ĐÁ KBANG
Trước đây, người dân bản địa khi làm mệt thì lấy củ của cây sâm đá lên nhai trực tiếp thì thấy người khỏe ra.
Nên người dân cũng truyền nhau là cây có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh.
Sau này đã có nhiều công trình khoa học về tác dụng của cây sâm đá kbang.
Trong cây sâm đá kbang có chứa các thành phần như saponin, polyphenol,,, là thành phần có trong hầu hết ở các loại sâm hiện nay.
Đây là những hợp chất có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch, phòng chống được nhiều bệnh tật.
Trong tương lai, khi có nhiều hơn các công trình nghiên cứu về cây sâm đá kbang thì chúng ta sẽ biết được rõ ràng hơn về công dụng của cây sâm đá kbang.
CÁCH NGÂM RƯỢU SÂM ĐÁ
Cách ngâm rượu sâm đá kbang khô:
Sâm đá khô sau khi được làm sạch, bạn có thể rửa sơ qua với rượu rồi cho vào bình ngâm như các loại dược liệu khô thông thường.
Để đậm vị thì có thể ngâm 1kg sâm đá kbang khô với 5 lít rượu.
Sâm đá khô có vị hơi hăng, mùi thơm tương đối mạnh nên thường ngâm riêng một mình chứ không trộn chung với các dược liệu khác.
Cách ngâm rượu sâm đá tươi:
Sâm đá tươi cần được làm sạch trước khi ngâm.
Nên nhanh sâm đá tươi trong thời gian sớm nhất có thể
Phần củ chứa nhiều nước và dưỡng chất nhưng cũng sẽ mau chóng bị héo nếu để bên ngoài lâu.
Lúc này củ sẽ xẹp lại, không còn căng tròn nên việc tạo hình cho đẹp khi ngâm sẽ bị giảm đi.
Khác với ngâm rượu sâm đá khô thì ngâm sâm đá kbang tươi có thể kết hợp với các dược liệu khác để tạo hình bình rượu cho đẹp mắt.
Tùy thuộc vào tay nghề cắt tỉa, xắp xếp các nguyên liệu trong bình rượu sẽ tạo ra những tác phẩm sâm đá ngâm rượu đẹp khác nhau.
HÌNH ẢNH CÂY SÂM ĐÁ KBANG
Cây sâm đá kbang có chiều cao trung bình từ 30cm tới 50cm. Có những cây gặp điều kiện thuận lợi hơn thì có thể cao hơn 70cm.
Sâm đá kbang là cây thân thảo, nhìn phần trên như cây nghệ và sinh trưởng theo từng bụi.
Mỗi bụi sẽ có vài cây, mỗi cây sẽ có từ 4 tới 6 lá.
Những lá ban đầu còn non sẽ cuộn lại, quấn lấy nhau, khi lớn sẽ thon dài và thẳng.
Mặt trên của lá bóng, mặt dưới màu nhạt hơn và có nhiều lông.
Cây sẽ hoa hoa từ tháng 10 cho tới tháng 11 và hoa của sâm đá có màu trắng.
Hoa của sâm đá kbang mọc theo từng cụm, mỗi cụm sẽ có từ 4 – 6 hoa.
RỄ CÂY SÂM ĐÁ KBANG
Rễ cây sâm đá là dạng thân ngầm, có nhiều đốt nhỏ, bề mặt có nhiều vảy khô.
Rễ cây sâm đá khi còn non thì có màu hơi trắng, khi về già sẽ có màu hơi vàng.
Đường kính thân ngầm khoảng 5mm, chiều dài trung bình khoảng 6cm.
Có thể dùng tay không để nhổ cây lên dễ dàng vì rễ cây sâm đá mọc cạn, không ăn sâu vào đất mà mọc ngang ra thành nhiều phần nhỏ.
Mỗi phần nhỏ sẽ phát triển và phình to thành các củ, những củ này gọi là củ sâm đá
HÌNH ẢNH CỦ CÂY SÂM ĐÁ KBANG
Củ cây sâm đá có màu vàng nhạt, vỏ mỏng. Khi còn non sẽ có màu trắng, về sau sẽ chuyển dần sang màu nâu nhạt.
Đường kính của củ sâm đá khoảng 10mm, dài khoảng 40mm. Những cây lâu năm sẽ có củ với đường kính lớn hơn và chiều dài củ sâm đá có thể đạt 80mm.
Củ cây sâm đá có hình oval, tổng thể hơi tròn, trơn và thon hơn củ đậu phộng.
Khi cắt củ sâm đá thì thấy mềm, hơi dính và không có sơ. Đây là phần chứa nhiều nước và chất dinh dưỡng của cây sâm đá.
Khi củ già hoặc bị mất nước thì sẽ teo lại rất nhiều, đôi khi sẽ không thấy hình dạng của củ sâm đá nữa.
THÔNG TIN VỀ CÂY SÂM ĐÁ KBANG MỚI NHẤT
Cây sâm đá Kbang là một loại cây người đồng bào bana đã sử dụng từ lâu đời.
Đến năm 2016 thì được chính thức ghi nhận vào hệ thực vật của Việt Nam bởi các nhà nghiên cứu.
Cây sâm đá kbang dựa vào đặc điểm hình thái lá, rễ, thân, của và hoa thì được xác định là thuộc học Gừng (zingiberaceae), chi Nghệ (Curuma), thuộc loài curuma singularis.
Một số nguồn tham khảo của bài viết và các công trình nghiên cứu về cây sâm đá kbang.