Những Thông Tin Hữu Ích Của Cây Mật Nhân

Cây mật nhân được người dân truyền tai nhau là có thể trị được bá bệnh, sự thật có phải là như vậy, cùng tìm hiểu bài viết để hiểu rõ hơn thông tin về công dụng của cây mật nhân, cách phân biệt thật giả và những ai nên, không nên sử dụng loại cây này.

MỤC LỤC

Cây Mật Nhân

Lá Mật Nhân

Lá Mật Nhân Có Tác Dụng Gì

Quả Cây Mật Nhân

Quả Mật Nhân Có Tác Dụng Gì

Vỏ Cây Mật Nhân

Vỏ Cây Mật Nhân Có Tác Dụng Gì

Rễ Cây Mật Nhân

Rễ Cây Mật Nhân Có Tác Dụng Gì

Cây Mật Nhân Trị Bệnh Gì

Cây Trị Bá Bệnh

Những Lưu Ý Khi Mua Cây Mật Nhân

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Cây Mật Nhân

Những Ai Nên Tìm Hiểu Cách Sử Dụng Cây Mật Nhân

Cách Phân Biệt Mật Nhân Thật

Tôi Có Thể Mua Mật Nhân Ở Đâu

Hình Ảnh Cây Mật Nhân

 

CÂY MẬT NHÂN

Cây mật nhân còn gọi là cây bá bệnh, cây bách bệnh, một số vùng miền thì gọi là mật nhơn hoặc bá bịnh, hậu phát, tho nan (theo tiếng Lào), antongsar (Theo tiếng Campuchia).

Đây là loại cây nhỏ có cành, thuộc dạng cây thân mảnh. Cây thích hợp với vùng tầng rừng thấp, đất sỏi, ưa chua và dẫn lưu nước tốt.

Hoa và bao hoa phủ đầy lông, vỏ màu đỏ nhẵn và hơi thuông dài, đầu tù và cong, mặt trong có lông thưa và ngắn.

Mỗi cây chỉ nở một loại hoa đực hoặc là hóa cái, thời gian ra hoa là từ tháng 3 tháng 4 hàng năm.

Cây phân bố chủ yếu ở Malaysia, indonesia, Ấn độ, Lào, Campuchia, ở Việt Nam phân bố khắp lãnh thổ nhưng tập trung chủ yếu vùng Tây Nguyên và miền trung.

Cây này được gọi là cây mật nhân là bởi vì trong vỏ có chứa một hợp chất rất đắng giống như mật.

Vỏ thân lá quả của cây đều sử dụng để điều trị bệnh nên cây còn được gọi là cây bá bệnh hay bách bệnh vì đây là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh (bách bệnh là trăm bệnh).

>>>>>Tìm hiểu về cao mật nhân<<<<<

LÁ MẬT NHÂN

Lá mật nhân là lá kép gồm 10 đến 36 đôi lá chét, hình dạng của lá là hình mũi mác hoặc hình trứng ngược và cuống lá màu nâu đỏ.

Mỗi lá chét dài từ 5 cm tới 20 cm, chiều rộng từ 1.5 cm tới 6 cm, lá nhẵn phía trên có màu xanh, mặt lá dưới thường có màu trắng và có lông, chiều dài tối đa của cành lá có thể lên tới 1 m.

lá cây mật nhân


lá cây mật nhân

LÁ MẬT NHÂN CÓ TÁC DỤNG GÌ

Theo kinh nghiệm dân gian, lá mật nhân có tác dụng trong việc điều trị ghẻ, lở ngứa và bị chàm ở trẻ nhỏ.

Dùng lá rửa sạch, đun với nước tắm để trị ghẻ lở, đối với chổ bị chàm thì giã nát lá ra rồi đắp lên.

QUẢ CÂY MẬT NHÂN

Mật nhân có quả hạch cứng, khi còn non sẽ có màu nâu vàng, khi chín sẽ có màu nâu đỏ, quả chỉ có một hạt và trên hạt có nhiều lông ngắn.

Quả mật nhân có hình trừng, có rảnh ở giữ và mọc thành từng chùm. Thời gian kết quả là tháng 5 tháng 6 hàng năm.

QUẢ MẬT NHÂN CÓ TÁC DỤNG GÌ

Quả mật nhân có tác dụng chữa trị lỵ và tiêu chảy rất tốt, lấy quả mật nhân sắc nước uống sẽ trị được hai bệnh trên

quả cây mật nhân


quả cây mật nhân

VỎ CÂY MẬT NHÂN

Vỏ cây mật nhân thường có màu trắng hoặc vàng ngà.

Thành phần hóa học gồm hydroxyxeton, bsitosterol, campesterol, hai chất đắng là eurycomalacton (chiếm tỷ lệ cao nhất) và 2.6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng – đây chính là thành phần tạo màu của vỏ cây)

VỎ CÂY MẬT NHÂN CÓ TÁC DỤNG GÌ

Vỏ cây mật nhân được dùng cho những trường hợp ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng.

Vỏ phơi khô, tán bột hay làm thành viên uống, ngày dùng từ 4 g đền 6g

RỄ CÂY MẬT NHÂN

Rễ cây mật nhân khi thái ra sẽ có màu vàng, không có lõi, bên ngoài vỏ rễ cũng có màu vàng.

Phần thân mật nhân có vỏ bên ngoài màu xanh đen hoặc xanh nâu giống như đa số các loại cây khác.

Cần lưu ý phân biệt giữa phần rễ và thân cây mật nhân vì phần thân ít sử dụng làm thuốc hơn, người tiêu dùng khi mua có thể nhầm lẫn bởi hai bộ phận này. Tìm hiểu thêm về cao rễ cây mật nhân có tác dụng gì và những lưu ý không nên bỏ qua

rễ mật nhân


rễ mật nhân

RỄ CÂY MẬT NHÂN CÓ TÁC DỤNG GÌ

Rễ cây mật nhân là phần được sử dụng nhiều nhất, có thể sắc nước để uống, chữa đầy hơi, khó tiêu, giải độc rượu.

Các chế phẩm của rễ mật nhân có thể kể đến như: cao mật nhân, rượu ngâm mật nhân, rễ mật nhân phơi khô tán bột hoặc mật ong ngâm mật nhân cũng đều được sử dụng phổ biến

Ngoài các dạng chế phẩm trên thì rễ mật nhân còn kết hợp với cà gai leo để tạo thành bài thuốc làm mát gan.

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo bài viết công dụng của cây mật nhân.

CÂY MẬT NHÂN TRỊ BỆNH GÌ

Theo đông y, mật nhân có vị đắng, không độc, tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, chống kiết lỵ, điều trị rồi loạn tiêu hóa và đau nhức cơ xương khớp tay.

Cây mật nhân còn trị các bệnh về gan, trị huyết kém, cơ thể bị nóng, tẩy giun, trị ghẻ lở, các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, chữa đau bụng, ăn không tiêu.

Điều trị tình trạng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, đau bụng hành kinh,

Điều trị các trường hợp suy giảm chức năng sinh lý, người gầy yếu, mệt mỏi, người bị bệnh mất ngủ.

Về thông tin cây mật nhân trị bệnh tiểu đường và chữa được tăng huyết áp thì chưa có một tài liệu nào khẳng định có thể chữa lành bệnh nên các bạn cần lưu ý nhé.

Tác dụng của cây mật nhân


Tác dụng của cây mật nhân

CÂY TRỊ BÁ BỆNH

Vì công dụng của cây mật nhân điều trị được nhiều loại bệnh khác nhau nên người ta hay gọi là cây trị bá bệnh hoặc bách bệnh.

Cần phải nhìn nhận một cách thực tế và khoa học thì cây mật nhân không phải là loại cây chữa được bách bệnh.

Cây mật nhân cũng được coi là một dược liệu quý ở nước ta và là cơ hội lớn để ứng dụng cây thuốc trong tự nhiên vào việc này góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

NHỮNG LƯU Ý KHI MUA CÂY MẬT NHÂN

Vì lợi ích tuyệt vời mà cây mật nhân mang lại nên ngày càng có nhiều người tìm kiếm loại cây này để điều trị bệnh hoặc nâng cao sức khỏe, nhu cầu thị trường tăng cao dẫn đến nhiều trường hợp mua phải cây mật nhân giả hoặc mua phải hàng kém chất lượng.

Có thể khách hàng mua nhầm một số loại cây có đặc điểm hình dáng tương tự, hoặc mua phải chế phẩm từ mật nhân nhưng có độn thêm các tạp chất khác để tăng lợi nhuận khi bán ra.

Sau khi sử dụng một thời gian thì người tiêu dùng mới vỡ lẽ “đây không phải là mật nhân chất lượng”.

Để tránh trường hợp như vậy có thể xảy ra, người tiêu dùng nên tự mình trang bị thêm những kiến thức về việc sử dụng mật nhân nói riêng và các loại thảo dược nói chung để không bị mất tiền oan mà sức khỏe cũng chẳn thấy tiến triển.

Bài viết này cũng chia sẽ bạn một số thông tin để bạn có thể mua được mật nhân chất lượng

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂY MẬT NHÂN

Cho dù là sử dụng mật nhân thái lát rồi đun nước uống, rượu ngâm mật nhân, cao mật nhân hay các chế phẩm từ cây mật nhân thì cũng cần sử dụng một cách đúng liều lượng và khoa học.

Cùng là cây mật nhân nhưng công dụng điều trị lại khác nhau tùy vào cách chế biến và cách dùng, ngoài ra cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người cũng khác nhau nên trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Không tự ý dùng quá liều bất kỳ loại thảo dược nói chung và mật nhân nói riêng, hãy sử dụng đúng liều lượng và nồng độ cho phép.

Các loại thuốc và thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng khi cơ thể cần, nếu cố tình đưa vào quá mức quy định thì chúng sẽ phản tác dụng. Thận gan phải làm việc nhiều hơn để đào thải chúng.

Mọi vị thuốc chỉ có tác dụng khi chúng được dùng đúng người và đúng bệnh và đúng liều lượng.

hoa cây mật nhân


Hoa cây mật nhân

NHỮNG AI NÊN TÌM HIỂU CÁCH SỬ DỤNG CÂY MẬT NHÂN

Đây là danh sách để các bạn tham khảo, tìm hiểu, nhờ bác sỹ tư vấn trước khi sử dụng cây mật nhân nhé.

  • Người bị suy giảm ham muốn tình dục
  • Người đang có nhu cầu cải thiện chức năng sinh lý
  • Người mắc bệnh xương khớp, viêm đa khớp, bệnh gout (bệnh gút)
  • Người mắc các bệnh về gan
  • Người mắc bệnh về đường tiêu hóa: lỵ, đau bụng, ăn uống khó tiêu.
  • Người bị gầy yếu, xanh xao, kém ăn, mất ngủ.
  • Người già bị chân tay tê buốt
  • Người thường xuyên nhậu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi
  • Phụ nữ khí hư, huyết kém (riêng phụ nữ mang thai thì tuyệt đối không nên sử dụng)
Cách phân biệt mật nhân thật và mật nhân kém “chất chất lượng”.

Phân biệt bằng hình dáng bên ngoài:

Rễ cây mật nhân khi thái ra có màu vàng tươi, không có lõi, phần vỏ bên ngoài vàng nhạt dính cùng với miếng cắt.

Các thớ đều nhau, không có đoạn đứt do mắc hoặc nhánh gây ra.

Phân biệt bằng mùi vị:

Mật nhân phơi khô sẽ có mùi thơm đặc trưng không giống với các loại cây khác. Mùi này là do tinh dầu và các hợp chất trong cây tạo thành. Các cây mật nhân giả sẽ không có mùi này.

Rễ của mật nhân rất đắng, lan tỏa hết khoang miệng và xông vào cuống họng. Nếu bạn nếm thử mà không có vị đắng này (đắng ít hoặc không đắng khi nếm thử) thì có thể bạn đã mua nhầm hàng.

Nước sắc, rượu ngâm hay cao mật nhân đều có vị đắng, nếu lần đầu tiên uống sẽ cảm thấy rất khó nhưng khi đã quen rồi thì thấy có vị rất riêng và thích thú.

TÔI CÓ THỂ MUA MẬT NHÂN Ở ĐÂU

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị bán mật nhân và các chế phẩm từ mật nhân, bạn hoàn toàn có thể mua được một cách dễ dàng, giá của cây mật nhân cũng dao động từ vài chục nghìn đồng 1 kg cho tới vài trăm nghìn 1 kg.

Không hẳn đắt hơn thì chất lượng hơn hay rẻ hơn thì kém chất lượng. Giá cả của từng loại sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vận chuyển, đóng gói, tiếp thị trung gian hay trực tiếp mà giá thành sẽ thay đổi.

Quan trọng hơn hết là bạn phải tự trang bị cho mình kiến thức về loại dược liệu này, biết cách phân biệt thật giả, đâu là là tốt, đâu là hàng kém chất lượng.

Trường hợp bạn mới tìm hiểu và mới lần đầu tìm mua để thử công dụng của mật nhân thì có thể lựa chọn đơn vị mua với 3 tiêu chí sau:

Đơn vị có thương hiệu trên thị trường, có độ uy tín cao

Có địa chỉ bán hàng và có hotline tư vấn rõ ràng

Được đổi trả nếu hàng kém chất lượng hoặc hàng không giống với mô tả.

Nếu đáp ứng được 3 tiêu chí trên, bạn có thể yên tâm đặt hàng.

Trường hợp bạn chưa cần mua vội và cũng chưa điều trị bệnh gì thì có thể mua cây giống của cây mật nhân ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh khác để trồng tại vườn, vừa có thêm mảng xanh vừa góp phần bảo vệ nguồn dược liệu quý này.

Tuy nhiên cách này hơi lâu để có thể dùng làm thuốc, vì cây cần có thời gian sinh trưởng từ 3 tới 5 năm , thậm chí là lâu hơn thì cây mới có giá trị thuốc.

>>>>>LIÊN HỆ MUA CAO MẬT NHÂN VỚI GIÁ ƯU ĐÃI<<<<<

HÌNH ẢNH CÂY MẬT NHÂN

Cây mật nhân
Cây mật nhân

Tags : mật nhân


Tin tức liên quan

Rau Dớn Xào - Thực Phẩm Người Bị Bệnh Xương Khớp Không Thể Bỏ Qua

2546 Lượt xem

Rau dớn ắt hẳn không phải là món rau xa lạ với người dân miền núi vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Loại rau này là món ăn đặc sản của các dân tộc nơi đây, hơn nữa còn có tác dụng y dược. Nhất là với bệnh nhân bị xương khớp, nếu thường xuyên ăn rau dớn xào sẽ có những chuyển biến tích cực.

Liệu rau dớn có tác dụng kì diệu gì, hãy cùng Tây Nguyên Xanh tìm hiểu nhé.

20 Thông Tin Hạt Đười Ươi Nhất Định Phải Biết
20 Thông Tin Hạt Đười Ươi Nhất Định Phải Biết

8793 Lượt xem

Bạn đã biết hạt đười ươi có công dụng chữa bệnh hoặc bạn chưa biết thông tin gì và đang bắt đầu tìm hiểu.

Vậy là bạn đã tìm đúng nơi rồi nhé, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về hạt đười ươi và giải đáp những thắc mắc về cách sử dụng hạt đười ươi mà nhiều người vẫn chưa rõ.

Nấm Linh Chi Đỏ Mọc Ở Đâu? Cách Bảo Quản Nấm Linh Chi Lâu Dài

1744 Lượt xem

Trong 6 loại nấm linh chi rừng hiện nay, nấm linh chi đỏ là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng top đầu.

Một trong những điều đặc biệt làm nên giá trị của cây nấm linh chi đỏ nói riêng và nấm linh chi rừng nói chung là trong rất nhiều cây to trên rừng mới có một vài cây được “lựa chọn” là nơi phát triển của loại nấm này. 

Cách Nhận Biết Nấm Linh Chi Rừng Và Nấm Linh Chi Tự Trồng Dễ Nhất!

2186 Lượt xem

Điều đặc biệt làm nên giá trị của nấm linh chi rừng là trong rất nhiều cây to trên rừng mới có một vài cây được “lựa chọn” là nơi phát triển của nấm linh chi rừng.

Hình dạng bên ngoài của nấm linh chi rừng khá giống với nấm linh chi tự trồng. Tuy nhiên, nếu tinh ý bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác nhau cơ bản của hai loại nấm trên.

Một Số Cách Sử Dụng Sáp Mật Ong Rừng Phổ Biến Bạn Nên Biết

2082 Lượt xem

Mật ong có lẽ là thứ đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thác tổ ong để lấy mật, người ta còn dùng phần sáp mật ong rừng sử dụng vào nhiều mục đích khác.

Sau đây là một số cách sử dụng sáp mật ong rừng phổ biến hiện nay.

Khổ Qua Rừng Có Tác Dụng Gì? Liệu Có Trị Mụn Được Không?

1745 Lượt xem

Khổ qua rừng sống trong môi trường tự nhiên, phần lớn không cần sự can thiệp của phân bón, thuốc hóa học nên các bộ phận như lá, thân hay trái khổ qua rừng là loại thực phẩm sạch với nhiều công dụng.

Sau đây là một số công dụng chủ yếu của khổ qua rừng.

 

Nấm Linh Chi Rừng Có Mấy Loại - Giá Nấm Linh Chi Đen Rừng Hiện Nay!

1638 Lượt xem

Hiện nay có nhiều cách phân loại nấm linh chi rừng. Tùy vào một số đặc điểm khác nhau như nguồn gốc, màu sắc, ... mà có các loại nấm linh chi rừng khác nhau. 

Cùng với đó, chất lượng và giá trị mang lại khác nhau cũng làm cho giá nấm linh chi rừng có sự chênh lệch nhất định. Vậy mức giá nấm linh chi phổ biến trên thị trường hiện nay là bao nhiêu?

Sáp ong dưỡng môi, bạn có đang sử dụng đúng cách

3335 Lượt xem

Thay vì dùng son công nghiệp, những thỏi son handmade được làm từ sáp ong luôn có một chổ đứng nhất định trong lòng các chị em bởi không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cao mà còn có tác dụng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc môi từ trong ra ngoài.

Hãy cũng tìm hiểu sáp ong dưỡng môi đang được nhiều người săn đón này nhé


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng