Nấm Linh Chi Đỏ Mọc Ở Đâu? Cách Bảo Quản Nấm Linh Chi Lâu Dài

Trong 6 loại nấm linh chi rừng hiện nay, nấm linh chi đỏ là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng top đầu.

Một trong những điều đặc biệt làm nên giá trị của cây nấm linh chi đỏ nói riêng và nấm linh chi rừng nói chung là trong rất nhiều cây to trên rừng mới có một vài cây được “lựa chọn” là nơi phát triển của loại nấm này. 

MỤC LỤC

Hình nấm linh chi rừng đỏ

Nấm linh chi đỏ mọc ở đâu?

Nấm linh chi rừng Lâm Đồng

Nấm linh chi rừng Hà Giang

Nấm linh chi rừng tươi

Nấm linh chi rừng khô

Nấm linh chi rừng đỏ bao nhiêu một kg

Cách dùng nấm linh chi rừng

Rượu nấm linh chi rừng uống có tốt không?

Cách bảo quản nấm linh chi rừng

Nấm linh chi rừng giá bao nhiêu?

Nấm linh chi rừng ở đâu bán?

HÌNH ẢNH NẤM LINH CHI RỪNG ĐỎ

Không giống nhiều loại nấm linh chi khác được con người nuôi trồng và chăm sóc trong môi trường đặc biệt, nấm linh chi rừng là loại nấm sinh trưởng và phát triển tự nhiên, không có nhiều sự can thiệp của con người trong giai đoạn hình thành và phát triển.

Khi mới mọc cây nấm linh chi rừng nói chung và linh chi đỏ nói riêng thường có màu trắng sữa và có sự thay đổi sang màu nâu đỏ rồi nâu sẫm hoặc màu đỏ vàng trong các giai đoạn phát triển tiếp theo. Khi về già nấm linh chi lại chuyển về màu trắng.

Về cơ bản, hình dạng bên ngoài của cây nấm linh chi đỏ tương tự với các loại nấm khác với cấu trúc cây nấm bao gồm mũ nấm và cuống nấm. Phần mũ nấm có hình quạt xòe.

Khi nhìn kỹ sẽ thấy phần mũ nấm có nhiều vạch vân đồng tâm. Riêng phần cuống nấm linh chi đỏ có hình dạng khá đặc biệt và thường không phân nhánh. Đây là đặc điểm dễ phân biệt nấm linh chi với nhiều loại nấm khác.

NẤM LINH CHI ĐỎ MỌC Ở ĐÂU?

Nấm linh chi đỏ thường sống trong các khu rừng có độ cao từ hàng chục đến hơn 1500m, và thường sống cộng sinh trên các loại cây thân gỗ khác.

Nấm linh chi đỏ thường phát triển tốt ở những khu rừng có độ ẩm cao (khoảng 80-95%); nhiệt độ thích hợp với từng giai đoạn (giai đoạn mọc sợi: 20-30 độ C; giai đoạn ra quả: 22-28 độ C); thông thoáng; có nguồn dinh dưỡng thích hợp (nấm linh chi rừng thường sử dụng nguồn cellulose trực tiếp); ánh sáng; độ pH từ trung tính đến axit yếu (khoảng 5,5-7); …

Trong lịch sử, con người đã có nhiều nỗ lực thực hiện việc nhân giống, lai tạo và phát triển loại nấm này để không còn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung ứng tự nhiên nhưng đều không thành công.

Phải đến năm 1971, hai nhà khoa học Nhật Bản là Zenzaburo Kasai và Yukio Naoi, giáo sư Khoa Nông nghiệp Đại học Kyoto, mới thành công trong việc nuôi cấy nấm linh chi. Từ đó, con người mới có thể nuôi cấy mô và nuôi trồng của loại nấm này một cách có hệ thống.

Ở Việt Nam, cây nấm linh chi đỏ thường mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi, chúng sống hoại sinh trên những thân cây đã chết, không bao giờ mọc trên những cây còn sống, ngay cả những thân đã chết đã đổ. Các loại cây có sự xuất hiện của nấm linh chi rừng thường là cây dầu dừa, cây dầu nước, cây trúc, cây dẻ.

Chúng ta có thể tìm thấy linh chi ở hầu hết các tỉnh miền núi, từ Lào Cai (SaPa) đến Lâm Đồng (Lang Biang). Ở những vùng rừng bị khai thác nhiều gỗ lim, trên gốc cây, cành còn lại (chủ yếu ở các vòm cây), nấm linh chi đỏ cũng có thể phát triển, như rừng của Lâm trường Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa và Tam Đảo (Vĩnh Phúc)…

NẤM LINH CHI RỪNG LÂM ĐỒNG

Lâm Đồng là một trong những tỉnh miền núi, nằm ở khu vực Tây Nguyên.

Với khí hậu, thời tiết quanh năm mát mẻ, điều kiện tự nhiên nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của nấm linh chi rừng. Do vậy, Lâm Đồng là một trong những khu vực hiếm hoi ở Việt Nam có điều kiện thích hợp với loại dược liệu trên.

Bên cạnh nguồn nấm linh chi từ tự nhiên, chủng giống nấm linh chi đỏ Đà Lạt đã được trung tâm cây giống thuốc thuộc viện nghiên cứu Đà Lạt đưa vào nuôi tại khu vực Lâm Đồng. Nấm linh chi đỏ Đà Lạt được nuôi trồng tại trại nấm Tiên Thảo tại xã Lát- Đà Lạt -Lâm Đồng, nấm được thu hái duy nhất đợt 1 nhằm đảm bảo đủ tiêu chuẩn và chất lượng của nấm, do vậy mà giá nấm linh chi đỏ Đà Lạt cũng không thuộc loại thấp.

Theo kết quả nghiên cứu tác dụng của nấm linh chi đỏ Đà Lạt có chứa nhiều thành phần dược tính tỉ lệ cao không thua gì dược tính của các loại nấm linh chi còn lại, thậm chí so với nấm linh chi đỏ nước ngoài.

Nấm linh chi đỏ Đà Lạt trong thời gian 110 ngày thì thu hái, bào tử của nấm linh chi đỏ Đà Lạt có mùi thơm đặc trưng, tai nấm nhỏ khoảng 8_ 12cm, rất dày, cứng, khó bẻ, cuống dài cứng, mặt dưới tai nấm có màu trắng hay màu vàng chanh nhạt ,khi nấu nước có vị đắng đậm mùi thơm hơn nấm linh chi đỏ Việt Nam.

NẤM LINH CHI RỪNG HÀ GIANG

Hà Giang là một trong những tỉnh miền núi phía Tây Bắc. Với những dãy núi cao trên 1 nghìn mét. Cùng với SaPa, Hà Giang là một trong những khu vực hiếm hoi có sự phát triển của nấm linh chi rừng. Hơn nữa, không phải trên bất kỳ thân cây nào cũng mọc được nấm linh chi đỏ mà trong hàng vạn cây mới có một vài cây. Nên nấm linh chi rừng lại đặc biệt hiếm ở khu vực này. Nấm linh chi đỏ thường mọc ở những cây gỗ mục, có độ ẩm và ánh sáng.

Tương tự như một số loại nấm khác, nấm linh chi đỏ ở đây cũng có một số công dụng phổ biến như: Hỗ trợ điều trị viêm gan; giúp ổn định huyết áp và giảm cholesterol, phòng ngừa cục máu đông, nhờ đó cải thiện nhiều bệnh tim mạch; cải thiện triệu chứng tim đập nhanh, hụt hơi, đổ mồ hôi lạnh, tay chân lạnh; Tăng tạo máu, nâng cao chức năng tuyến tụy, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân tiểu đường, hạ đường huyết; Tăng tuần hoàn máu dưới da, tiêu diệt các gốc tự do, giúp da hồng hào sáng mịn; …

Trong các khu rừng nguyên sinh ở Hà Giang có rất nhiều loại nấm, chính vì thế để lấy được đúng nấm linh chi đỏ thì người lấy phải có kinh nghiệm và khả năng nhận biết tốt. Thông thường, vào mùa mưa (khoảng tháng 7 hàng năm), người dân ở đây sẽ lên rừng để thu hái nấm linh chi rừng. Bởi đây là thời điểm nấm sinh trưởng và phát triển tốt. Sau khi hái về, nấm sẽ được phơi khô thủ công và bảo quản để sử dụng lâu dài.

Nhiều người thắc mắc rằng nấm linh chi rừng tươi bảo quản được bao lâu? Và liệu sấy khô có làm giảm dược chất có lợi trong nấm hay không?

NẤM LINH CHI RỪNG TƯƠI

Nấm linh chi rừng tươi là loại nấm “còn sống”, còn được thực hiện quá trình trao đổi chất, hấp thụ dinh dưỡng từ môi trường và được người dân hái trực tiếp trên rừng.

Tuy nhiên, để việc bảo quản nấm linh chi đỏ được lâu cũng như hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn, tác nhân khác từ môi trường gây ảnh hưởng đến các thành phần có lợi, chất dinh dưỡng và chất lượng của nấm nói chung, từ lâu, con người đã biết mang nấm đi phơi tạo nên “nấm linh chi rừng khô”.

NẤM LINH CHI RỪNG KHÔ

Về bản chất, nấm linh chi rừng khô cũng được tạo nên từ nấm linh chi rừng tươi, và chúng dều có công dụng và cách dùng gần giống nhau.

Việc phơi khô trước đây được tiến hành trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và chỉ đơn giản để bảo quản sản phẩm lâu hơn.

Tuy nhiên, ngày nay, con người đã biết sơ chế, sấy khô với nhiệt độ thích hợp để tăng cường hàm lượng chất dinh dưỡng có lợi trong nấm.

Khi sấy khô, hàm lượng nước trong nấm sẽ giảm đáng kể, làm cho hàm lượng hoạt chất trên khối lượng nấm nhất định luôn cao hơn so với nấm tươi. Và đặc biệt, khi phơi sấy ở nhiệt độ thích hợp sẽ kích hoạt một số chất mà ở dạng nấm tươi không có được cũng như hạn chế tối đa sự phát triển của nấm mốc, giúp nấm linh chi đỏ được bảo quản lâu hơn.

NẤM LINH CHI RỪNG ĐỎ BAO NHIÊU MỘT KG

Dựa theo màu sắc, mà người ta chia nấm linh chi rừng thành 6 loại, bao gồm: hắc chi (nấm linh chi đen), hoàng chi (nấm linh chi vàng), xích chi (nấm linh chi đỏ), tử chi (nấm linh chi tím đỏ), bạch chi (nấm linh chi trắng), thanh chi (nấm linh chi xanh). Trong đó nấm linh chi đỏ là một trong những loại nấm linh chi được đánh giá có hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn cả so với các loại nấm màu sắc còn lại.

Do vậy mà giá nấm linh chi đỏ cũng có nhiều mức khác nhau. Tùy theo chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, địa điểm bán mà nấm linh chi đỏ có giá cả khác nhau, chủ yếu dao động từ mức 400.000 đồng lên tới 3.500.000 đồng. Trong đó,

Giá nấm linh chi đỏ trồng chỉ từ 400,000 – 600,000 đồng

Nấm linh chi đỏ rừng giá dao động từ 600,000 – 1,200,000 đồng

Linh chi đỏ Hàn Quốc giá từ 1,800,000 – 3.500.000 đồng

CÁCH DÙNG NẤM LINH CHI RỪNG

Nấm linh chi đỏ được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Thành phần trong nấm chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, các Axit amin thiết yếu (đặc biệt giàu Leucine và Lysine) cùng hàm lượng chất béo thấp, tỉ lệ axit béo không no cao là một trong những tính chất quan trọng tạo nên giá trị cao cho nấm linh chi đỏ. Bên cạnh đó, nấm linh chi còn chứa rất nhiều hoạt chất sinh học khác nhau, chủ yếu là protein/peptide, polysaccharide, nucleotide, sterol, steroid, triterpenoid, ...

Từ xa xưa, người ta đã biết đến nhiều cách sử dụng nấm linh chi đỏ như: nấu nước uống, ngâm rượu, hay dùng làm đẹp. Bạn có thể tham khảo một số cách dùng nấm linh chi rừng phổ biến sau:

  1. Dùng nấm linh chi đỏ nấu nước uống

Việc dùng nấm linh chi đỏ nấu nước uống được rất nhiều người lựa chọn bởi cách thực hiện khá đơn giản.

 Bạn chỉ cần thái nấm linh chi đỏ ra thành từng lát mỏng, sau đó đun sôi với nước và sử dụng như uống trà bình thường. Mỗi lần nấu, bạn nên sử dụng từ 30-50g (dùng cho khoảng 7-12 người).

Đợt đun đầu tiên, bạn đun sôi khoảng 15p và uống khi nước còn ấm. Phần xác nấm sau khi đun vẫn còn nhiều chất dinh dưỡng chưa sử dụng hết nên bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tận dụng để đun thêm 2-3 lần sau.

Ở lần đun sau, để các chất dinh dưỡng còn lại dễ dàng hòa tan và nước bạn có thể cắt nhỏ nấm ra và đun như lần trước.

 Phần xác nấm linh chi đỏ còn lại bạn có thể phơi khô, sau đó bọc chúng và miếng khăn, sau khi tắm dùng nó xoa lên người có thể giúp lưu thông khí huyết rất tốt cho da và sức khỏe.

  1. Dùng nấm linh chi dạng bột để uống trà

Để pha trà, bạn cần sử dụng nấm linh chi đỏ dạng bột (xay nhuyễn) và cho bột nấm linh chi vào túi vải rồi sử dụng như trà túi lọc.

 Để tăng cường công dụng cũng như khẩu vị, bạn có thể trộn bã bột này với mật ong rồi sử dụng trực tiếp.

Các loại nước, trà từ nấm linh chi rừng nói chung và nấm linh chi đỏ nói riêng bạn nên sử dụng vào buổi sáng, lúc bụng đói. Việc uống nhiều nước có thể khiến bạn đi tiểu nhiều lần, nhưng nó sẽ làm tăng công hiệu thải độc của nấm. Đây là dấu hiệu chứng tỏ tác dụng thanh lọc chất độc của nấm trong cơ thể.

  1. Ngâm rượu nấm linh chi rừng

Ngâm rượu nấm linh chi rừng cũng là một cách sử dụng phổ biến hiện nay. Sự kết hợp của rượu và nấm linh chi sẽ làm tăng cường công dụng của nấm linh chi đối với sức khỏe nếu được sử dụng hợp lý.

 Trong quá trình ngâm, các chất dinh dưỡng trong nấm sẽ dễ dàng hòa tan vào rượu trong khoảng 30 ngày. Bạn có thể dụng 1-2 cốc (bé) ở mỗi bữa ăn.

Bên cạnh các cách làm trên, bạn cũng có thể có thể trộn bột nấm linh chi rừng với mật ong và dùng làm mặt nạ buổi tối, việc này sẽ mang lại cho bạn làn da đẹp tự nhiên, trắng sáng.

RƯỢU NẤM LINH CHI RỪNG UỐNG CÓ TỐT KHÔNG?

Rượu là thành phẩm từ việc lên men gạo. Do vậy mà việc sử dụng men rượu với một số dược liệu, con vật, trái cây, ... được sử dụng khá phổ biến. Trong đó nấm linh chi đỏ là một trong những dược liệu thường được lựa chọn bởi người ta cho rằng sự kết hợp giữa rượu và nấm linh chi không chỉ mang lại thức uống ngon, mà nó sẽ ngày càng tăng cường các công dụng của bản thân nấm linh chi đỏ.

Bản thân nấm linh chi đỏ đã rất tốt nhưng khi được ngâm cùng rượu các công dụng của cây nấm linh chi lại càng được tăng cường hơn, đặc biệt thức uống trên sẽ mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ cũng như hỗ trợ thải độc gan.

Hỗ trợ điều trị viêm gan theo cơ chế nâng cao miễn dịch của cơ thể đối với các virus gây viêm gan, phục hồi các tổn thương trên gan, cải thiện men gan và tăng cường khả năng giải độc của gan. Tăng tạo máu, nâng cao chức năng tuyến tụy cho bệnh nhân tiểu đường, hạ đường huyết; Tăng tuần hoàn máu dưới da, tiêu diệt các gốc tự do, giúp da hồng hào sáng mịn; …

Bên cạnh đó, nhờ vào thành phần polysaccharides có trong loại thảo dược này có tác dụng rất tốt trong việc kích thích đại thực bào và khả năng miễn dịch, tăng khả năng phòng ngừa bệnh tật đặc biệt là ung thư.

 Sử dụng rượu nấm linh chi đỏ cũng rất tốt cho hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng, stress do vậy mà nhiều người hay sử dụng rượu những khi mệt mỏi, căng thẳng. Đặc biệt là khả năng cải thiện chức năng sinh lý cho phái mạnh. Giúp các chị em có được làn da đẹp hơn, hạn chế các nếp nhăn xuất hiện.

CÁCH BẢO QUẢN NẤM LINH CHI RỪNG

Để nấm linh chi đỏ không bị xâm nhập bởi vi sinh vật có hại cũng như đảm bảo chất dinh dưỡng trong nấm, việc bảo quản nấm đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Hơn nữa, việc bảo quản còn cần thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt bởi đây là một trong những công đoạn quyết định đến chất lượng của nấm.

Nấm linh chi đỏ sau khi thu hoạch trước tiên cần được làm sạch đất và bụi bẩn bám trên bề mặt, sau đó đem đi sấy khô. Việc sấy khô có thể thực hiện theo phương pháp truyền thống hoặc sấy khô công nghiệp.

Với việc sấy khô truyền thống, lần phơi đầu tiên, bạn phơi mặt dưới của nấm linh chi đỏ (có màu vàng kem) lên dưới ánh nắng mặt trời khoảng 6 - 7 tiếng.

Ở lần phơi  thứ hai, bạn phơi mặt đỏ lên trên khoảng 4 - 5 tiếng dưới ánh nắng sau đó, đem vào bóng mát và làm khô bằng quạt gió.

Ngày thứ ba tiếp tục phơi mặt có màu vàng kem khoảng 5 - 6 tiếng ở dưới ánh nắng rồi lại cho vào chỗ mát để quạt gió làm khô. Những ngày tiếp theo cứ liên tục dùng quạt để sấy cho đến khi nấm linh chi đỏ khô hết.

Trong quá trình phơi tuyệt đối không để hơi ẩm xâm nhập vào nấm. Trường hợp trời mưa, bạn cần để nấm linh chi đỏ ở những nơi thông gió, thoáng khí và dùng quạt sấy khô.

Với phương pháp sấy khô công nghiệp, nấm linh chi sau khi thu hái và xử lý làm sạch sẽ được sấy khô bằng máy sấy hoặc lò sấy.

Nấm linh chi đỏ sau khi được sấy khô sẽ được bọc túi nilon cẩn thận, bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp để tránh tình trạng ẩm mốc, mối mọt...

Bất kể phương pháp nào, sau khi phơi khô, tốt nhất nên đóng gói, hút chân không để bảo quản nấm linh chi được tốt hơn.

Bên cạnh đó, sau khi sấy khô, bạn có thể nghiền nấm linh chi đỏ thành bột để bảo quản nấm linh chi lâu dài và thuận tiện hơn trong việc sử dụng.

Ngoài ra, ngâm rượu nấm linh chi đỏ cũng là cách bảo quản hiệu quả, có thể giữ nấm trong vòng 2 năm mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

NẤM LINH CHI RỪNG GIÁ BAO NHIÊU?

Nấm linh chi rừng thái lát: 350.000 đồng/kg

Nấm linh chi rừng nguyên miếng loại nhỏ (từ 5cm – 12cm): 300.000 đồng/kg

Nấm linh chi rừng nguyên miếng loại vừa (13cm – 20cm): 450.000 đồng/kg

Nấm linh chi rừng nguyên miếng loại lớn (20cm – 30cm): 650.000 đồng/kg

Nấm linh chi rừng loại đặc biệt (trên 30cm): 850.000 đồng/kg

NẤM LINH CHI RỪNG Ở ĐÂU BÁN?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nơi bán nấm linh chi rừng với giá cả, chất lượng, ... khác nhau.

Việc mua được với giá tiền nào không quan trọng bằng việc bạn mua được một loại nấm linh chi rừng chất lượng tốt thật sự. Bởi là một sản phẩm với nhiều công dụng, nấm linh chi rừng luôn được nhiều người quan tâm và tìm mua, chình vì vậy mà ngày càng nhiều sản phẩm tràn lan trên thị trường, không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định về chất lượng.

Đến với Tây Nguyên Xanh, với tiêu chí đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, chúng tôi cho phép bạn được xem hàng, kiểm tra chất lượng trước khi chọn mua và cam kết được đổi trả nếu chất lượng sản phẩm không đạt chuẩn.



Tin tức liên quan

Tổng Hợp Nhà Xe Ở Huyện Kbang Mới Nhất 2021
Tổng Hợp Nhà Xe Ở Huyện Kbang Mới Nhất 2021

29598 Lượt xem

Danh sách nhà xe ở bến xe kbang giúp cho việc tra cứu thông tin lịch trình các nhà xe được dễ dàng hơn. Bài viết cung cấp thời gian xuất phát, số điện thoại của nhà xe tại từng thời điểm để du khách chủ động trong việc di chuyển. Một lộ trình chủ động và ưng ý sẽ giúp cho trải nghiệm du lịch được tốt hơn. Cùng theo dõi bài viết danh sách nhà xe ở bến xe kbang nhé
Trái Bồ Hòn - Chất Tẩy Rửa An Toàn Từ Tự Nhiên

1310 Lượt xem

Trái bồ hòn nổi tiếng là một dược liệu có chất tẩy rửa an toàn với con người, hơn nữa còn có khả năng phân huỷ sinh học, không gây hại đến môi trường. Đó là lí do những năm trở lại đây trái bồ hòn đang được người người, nhà nhà "săn lùng" và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Cùng Tây Nguyên Xanh khám phá những công dụng của trái bồ hòn nhé.
Nấm Linh Chi Rừng Có Độc Không? Mua Nấm Linh Chi Rừng Ở Đâu?

1108 Lượt xem

Hiện nay, ngày càng nhiều các trường hợp người dân hái nấm trên rừng về, sử dụng và bị ngộ độc, thậm chí có trường hợp dẫn đến tử vong. Vậy nấm linh chi rừng có độc không? Nên mua nấm linh chi rừng ở đâu? Hãy cùng Tây Nguyên Xanh giải đáp các thắc mắc trên cũng như tìm hiểu về cách sử dụng nấm linh chi rừng.
Một Số Cách Sử Dụng Sáp Mật Ong Rừng Phổ Biến Bạn Nên Biết

1532 Lượt xem

Mật ong có lẽ là thứ đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thác tổ ong để lấy mật, người ta còn dùng phần sáp mật ong rừng sử dụng vào nhiều mục đích khác. Sau đây là một số cách sử dụng sáp mật ong rừng phổ biến hiện nay.
Bất Ngờ Với Những Lợi Ích Từ Cây Chuối Hột Rừng

1344 Lượt xem

Đến nay, trên thế giới đã có hơn 200 giống chuối nhưng cây chuối hột rừng vẫn được đánh giá cao về giá trị về mặt y dược, khả năng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các độc giả có thêm những thông tin về loài chuối kì diệu này.
Lá Khổ Qua Rừng Có Tác Dụng Gì? Khác Gì Với Khổ Qua Thường?

1870 Lượt xem

Cây khổ qua rừng có điểm khác cơ bản với khổ qua thông thường ở môi trường sống, do vậy mà đặc điểm một số bộ phận như quả, lá khổ qua rừng cũng có sự khác biệt. Vậy những điểm khác đó là gì? Sau đây hãy để Tây Nguyên Xanh cùng bạn trả lời câu hỏi trên.
Cách làm măng chua, măng khô, luộc măng, ngâm măng, phơi măng
Cách làm măng chua, măng khô, luộc măng, ngâm măng, phơi măng

10284 Lượt xem

Măng chua là một món ăn quen thuộc tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm sao để măng được ngon nhất, cùng tìm hiểu bài viết này để biết thêm cách làm măng chua, măng khô, cách luộc măng, ngâm măng, phơi măng, cách bảo quản măng tươi và măng khô để giữ được hương vị ngon.
Những Cách Chế Biến, Bảo Quản Trái Khổ Qua Rừng Nên Biết!

1298 Lượt xem

Ngày nay, dường như các món ăn chế biến từ trái khổ qua rừng đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nấu được nguyên liệu trên. Sau đây, bạn có thể tham khảo một số cách chế biến, bảo quản trái khổ qua hiện nay.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng