Rau Dớn Xào - Thực Phẩm Người Bị Bệnh Xương Khớp Không Thể Bỏ Qua

Rau dớn ắt hẳn không phải là món rau xa lạ với người dân miền núi vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Loại rau này là món ăn đặc sản của các dân tộc nơi đây, hơn nữa còn có tác dụng y dược. Nhất là với bệnh nhân bị xương khớp, nếu thường xuyên ăn rau dớn xào sẽ có những chuyển biến tích cực.

Liệu rau dớn có tác dụng kì diệu gì, hãy cùng Tây Nguyên Xanh tìm hiểu nhé.

MỤC LỤC

Rau dớn

Rau dớn và dương xỉ có giống nhau không

Rau dớn và đọt choại 

Cây rau dớn rừng 

Ăn rau dớn có tác dụng gì

Rau dớn chữa bệnh gì

Ăn rau dớn nhiều có tốt không?

Bà bầu ăn rau dớn được không

Rau dớn làm món gì ngon? 

Salad rau dớn 

Rau dớn nấu canh 

Cách xào rau dớn rừng

Rau dớn có đắng không

Trồng cây rau dớn

Rau dớn bao nhiêu tiền 1 kg? 

 

RAU DỚN

Rau dớn tên khoa học là Diplazium esculentum, thuộc họ Athyriaceae. Ngoài ra còn có những tên gọi khác như: dớn nhọn, rau dớn rừng,…

Chiều cao cây rau dớn khoảng 0,5 – 1 mét. Cuống lá dài 25 – 30 cm, có bao phủ ở trên một lớp lông. Phiến lá dài hình ngọn giáo. Lá mọc so le, khoảng 12 – 16 cặp. Những cành lá già gần gốc có màu đen, cành lá non mọc từ giữa gốc tạo thành những cái cần, cần dài tới nửa mét, đầu cong.

Cây rau dớn là loài cây quen thuộc với đồng bào dân tộc miền núi. Cây phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng,… Cây ưa ẩm, có thể chịu bóng hoặc ưa sáng, thường mọc tập trung. Cây rau dớn thích nghi tốt ở những vùng khí hậu ẩm mát, có thể chịu được nhiệt độ thấp.

Thành phần hoá học:

Trong rau dớn chứa 86% nước, 8% hydracarbon (chủ yếu là celulose), 4% protid. Ngoài ra còn có các hợp chất acid protocatechic, acid syringic.

RAU DỚN VÀ DƯƠNG XỈ CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG?

Nhiều người nhầm lẫn cây rau dớn với cây dương xỉ, đặc điểm chung là cả hai đều ưa môi trường ẩm ướt. Tuy nhiên đây là hai loài cây riêng biệt. Rau dớn có kích thước nhỏ hơn, cành dài, lá nhỏ xoè ra như tán ô.

Dù có hình dáng khác giống nhau, nhưng cây dương xỉ không thể chế biến món ăn được giống như rau dớn, nó mang trong mình độc tố nhẹ, nếu ăn sẽ gây hại cho sức khoẻ, chỉ có tác dụng trồng để trang trí. Cây rau dớn ngược lại dùng để chế biến món ăn, còn là vị thuốc chữa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.

Chắc hẳn nếu chỉ nhìn thấy lần đầu, bạn sẽ rất khó phân biệt đâu là cây dương xỉ, đâu là rau dớn. Theo kinh nghiệm của người dân vùng cao, ta có thể dựa vào hình dáng lá để phân biệt hai loại cây này. Lá cây dương xỉ xoăn và có nhiều răng cưa hơn. Cây dương xỉ có màu trắng hơn, rau dớn lại xanh hơn.

RAU DỚN VÀ ĐỌT CHOẠI

Cũng giống như nhầm lẫn với cây dương xỉ, nhiều người nhầm lẫn rau dớn và đọt choại là cùng một loại rau, vì chúng có nhiều điểm tương đồng về hình dạng và cách thức chế biến. Thực tế thì chúng hoàn toàn khác nhau, chỉ là cùng họ dương xỉ, lá kép, là loài rau mọc hoang trong rừng.

Đọt choại (tên gọi khác là rau chạy) – đặc sản miền Tây có vị ngọt thanh, khi ăn sẽ thấy vị nhớt nhớt giống như đậu bắp nhưng ngọt hơn. Rau đọt choại dễ chế biến, lại tốt cho sức khoẻ nên là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người dân miền Tây.

CÂY RAU DỚN RỪNG

Cây rau dớn rừng được biết đến là một đặc sản ở vùng rừng núi. Tuy rau dớn đang được biết đến ngày càng phổ biến, nhà nhà nhân giống và tự trồng trong những hộp nhựa, nhưng cây rau dớn rừng vẫn được đánh giá cao về chất lượng dinh dưỡng. Càng là những bụi rau mọc ở khe suối hay bóng râm trong rừng thì càng là những ngọn rau càng to, non và ngon. Nếu có thể tìm mua được rau dớn rừng thì càng tốt, nếu không có thể nhân giống về trồng tại nhà.

Vì là rau rừng nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng và độ an toàn của rau. Cây rau dớn mọc hoang dại ở vùng cao nên không bị ảnh hưởng bởi hoá chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…

Các bộ phận của cây đều có thể sử dụng. Lá non, ngọn non để luộc, xào hay nấu canh, làm nộm hoặc có thể ăn sống.

Rau dớn rừng còn có tác dụng dược lý. Thân cây, rễ cây rau dớn có tác dụng hạ sốt, chữa đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy. Phơi khô cành và lá nấu trà uống rất mát có tác dụng thanh nhiệt.

ĂN RAU DỚN CÓ TÁC DỤNG GÌ

Theo Đông y, rau dớn có tính mát. Có khả năng giúp lợi tiểu, trị táo bón, ngưng các cơn đau đại tràng, lưu thông máu, giải nhiệt, làm dịu cơn đau lưng, mang lại một giấc ngủ ngon

Không chỉ dừng lại ở việc chế biến các món ăn ngon, loài rau này còn có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị một số bệnh phổ biến: ho, viêm họng

Trong lá và thân rau dớn có chất nhớt giúp nhuận tràng, chữa đau lưng, làm dịu các cơn đau xương khớp, chữa nhức chân tay, phong hàn, đau lưng mỏi gối, viêm đại tràng, chữa say nắng, chữa bỏng, cầm máu.

  •   Tác dụng nhuận tràng từ rau dớn: Lời khuyên cho các bệnh nhân bị táo bón là nên ưu tiên sử dụng thức ăn nhuận tràng thay thế cho thuốc nhuận tràng, nhất là với những trường hợp táo bón nhẹ. Thường xuyên sử dụng thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ không tốt cho cơ thể như bị rối loạn đại tiện, không điều khiển được nhu cầu đại tiện của mình. Nên điều chỉnh chế độ ăn uống chính là ưu tiên số một. Người bệnh có thể tham khảo một số thức ăn sau để bổ sung vào thực đơn hàng ngày: quả bơ, quả lê, rau mồng tơi, rau dớn, đậu bắp, sữa chua,…và đặc biệt hạn chế ăn đồ cay nóng.
  • Chất xơ dồi dào trong rau dớn có tác dụng giúp giảm cân. Bạn có thể chế biến món salad rau dớn, ăn kèm với cà chua và trứng vịt muối – món ăn vừa ngon vừa có tác dụng giảm cân.

RAU DỚN CHỮA BỆNH GÌ

Nếu chỉ biết đến rau dớn như một món ăn thông thường thì bạn đã bỏ qua một vị thuốc dân gian vô cùng giá trị. Đông y đã ghi chép nhiều bài thuốc từ cây rau dớn.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian ứng dụng rau dớn trong cuộc sống hàng ngày:

  • 50g rau dớn non bỏ phần rễ, đắp lên vết thương giúp cầm máu, kháng khuẩn cho vết thương.
  • Rau dớn phơi khô đem nấu nước có tác dụng lợi tiểu, ngừa táo bón, giảm các cơn đau âm ỉ của bệnh viêm đại tràng, cho bạn một giấc ngủ ngon.
  • Trong những ngày hè nắng nóng, bạn có thể phơi khô rau dớn rồi sắc nước uống, nước rau dớn có tác dụng giải nhiệt hiệu quả.
  • Đối với người bị sốt rét, lấy thân rễ cây rau dến bỏ rễ con, rửa sạch, thái nhỏ, sắc với 200 ml nước, sau khi sắc còn lại 50 ml nước là dùng được. Phần nước này chia thành 2 lần uống trong ngày. Kiên trì uống trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
  • Trẻ sơ sinh nếu bị ghẻ, nhọt, nhiễm trùng, lấy lá rau dớn non giã nát đắp lên vùng da bị tổn thương.
  • Tác dụng phòng ngừa táo bón: nhiều nghiên cứu khoa học đã kiểm nghiệm lợi ích này của rau dớn. Chất nhớt và mát trong rau sẽ giúp bạn tránh xa những cơn táo bón.
  • Rau dớn có tác dụng rất tốt với bệnh nhân bị bệnh xương khớp. Ngoài đơn thuốc của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp sử dụng những thực phẩm như acid béo omega 3, ngũ cốc, rau quả, nhất là những loại rau quả có tính nhớt như rau dớn, đậu bắp, rau mồng tơi, rau ngổ, đậu rồng, cải xoăn…Tính nhờn trong cây giúp làm dịu những cơn đau tay, chân, mỏi vai. Ngoài ra người bệnh cần tránh ăn thịt đỏ, nội tạng động vật, rượu bia và chất kích.
  • Thường xuyên ăn rau dớn xào giúp máu dễ lưu thông, ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hoá. 

Trên đây chỉ là những bài thuốc dân gian lưu truyền và nổi tiếng trong Đông y. Nếu bệnh tình nghiêm trọng thì không nên chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng rau dớn, vì rau dớn chỉ đóng vai trò như một thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh cần đến bác sĩ để được kê đơn bài bản.

ĂN RAU DỚN NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG

Đương nhiên đối với bất cứ món ăn hay thực phẩm chức năng nào, nếu sử dụng nhiều cũng không tốt.

Theo như chia sẻ của lương y Nguyễn Thanh Thuý, mỗi cây rau, mỗi loại thảo dược ở Việt Nam đều có những công dụng nhất định với cơ thể, nhưng phải sử dụng đúng cách, liều lượng hợp lí, vừa phải mới đem lại hiệu quả tích cực.

Rau dớn nói riêng hay tất cả các loại rau, các thảo dược nói chung đều không phải thuốc chữa bệnh, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Khi bị bệnh, ăn rau hay sử dụng thực phẩm chức năng cần phải kết hợp với thuốc kê đơn của bác sĩ.

Bạn nên cân bằng sử dụng đa dạng nhiều loại rau trong thực đơn hàng ngày như rau ngót, mồng tơi – cũng là những loại rau có chất nhớt, rất tốt cho tiêu hoá. Vừa để thay đổi khẩu vị, vừa không bị lạm dụng rau dớn, tránh mang lại những tác dụng phụ.

BẦU ĂN RAU DỚN ĐƯỢC KHÔNG

Đây vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Đối với phụ nữ có thai, hiện nay có nhiều người sử dụng rau dớn, có thông tin cho rằng ăn rau dớn giúp lợi sữa cho bà bầu. Phụ nữ sau sinh sử dụng rau dớn với mục đích phòng ngừa và điều trị hậu sản. Trái ngược với ý kiến đó, cũng có thông tin là rau dớn có khả năng lưu thông máu, có tính mát nên không tốt cho phụ nữ mang thai, dễ gây nguy cơ động thai, sảy thai. Dù chưa có thống kê hay minh chứng nào về trường hợp ngộ độc hay sảy thai do rau dớn, tuy nhiên vẫn nên thận trọng khi sử dụng hoặc dùng những loại rau khác, sản phẩm khác để thay thế rau dớn.

RAU DỚN LÀM MÓN GÌ

Rau dớn mọc tự nhiên, hoang dã trên rừng nên không có thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Tuy nhiên bạn vẫn cần rửa thật kỹ để tránh ký sinh trùng, vi khuẩn, bụi bẩn bám trên lá rau.

Nên chọn rau non khi chế biến. Nếu hái trực tiếp thì sẽ khó tránh có những cành già, bạn ngắt bỏ đi để khi ăn rau có vị giòn hơn, sau đó mang đi rửa sạch.

Do rau dớn có chất nhờn nên khi rửa rau cần nhẹ tay. Rau thuộc họ dương xỉ nên thân cây và lá khá bẩn, cần sơ chế thật sạch trước khi chế biến. Trụng rau trong nước sôi để giảm độ nhớt trước khi xào rau.

Các món ăn từ rau dớn không chỉ giúp làm phong phú mâm cơm gia đình, mà còn là đặc sản đãi khách trong lễ hội ở dân tộc miền cao. Hiện nay, rau dớn dần trở nên phổ biến với người dân thành thị, thậm chí món ăn này còn xuất hiện trong thực đơn của nhiều nhà hàng.

Có nhiều cách chế biến rau dớn: rau dớn xào, rau dớn luộn, salad rau dớn, lẩu rau dớn,...Những món ăn dưới đây sẽ làm hài lòng những thực khách khó tính nhất.

SALAD RAU DỚN
Salad rau dớn hay còn gọi với cái tên thân thương là nộm rau dớn. Là món ăn hoà quyện nhiều hương vị, kích thích vị giác, một món ăn rất đưa cơm từ trẻ em đến người già đều không kén chọn. Món salad rau dớn này nguyên liệu đơn giản, thời gian chế biến lại nhanh chóng, rất thích hợp cho chị em nào muốn ăn kiêng giảm cân.

Đầu tiên bạn rửa sạch rau dớn rồi trụng sơ qua nước sôi, để ráo. Cắt cà chua và trứng vịt muối thành những miếng vuông nhỏ, sau đó trộn các nguyên liệu lại với nhau. Món ăn là sự kết hợp giữa vị mặn mặn, bùi bùi, và hơi chua; vừa tươi ngon, thanh mát, vừa giải nhiệt trong ngày hè nóng bức.

RAU DỚN NẤU CANH
Rau dớn nấu canh hay lẩu rau dớn là món ăn đặc sắc của vùng núi Việt Nam. Hương vị đậm mà nguyên liệu lại đơn giản, dễ kiếm. Chỉ cần chuẩn bị 400gr rau dớn, cá quả: 2 – 3 con (hoặc có thể dùng loại cá mà bạn thích), cùng những nguyên liệu khác như rau răm, ngổ, trái thơm, cà chua, ớt, gừng. Vậy là bạn có ngay một nồi lẩu rau dớn vô cùng đặc sắc và hấp dẫn.

Cách thức chế biến cũng đơn giản. Đầu tiên là sơ chế các nguyên liệu:

Đánh vảy cá, làm sạch ruột, chà muối hột lên thân cá cho sạch chất nhờn và giảm bớt mùi tanh. Sau đó rửa lại rồi chặt thành từng khúc. Băm nhỏ gừng, ớt và hành. Ướp cá với muối, hạt nêm với gừng trong khoảng 20 phút.

Đun nóng dầu rồi cho cá vào rán sơ. Đây là bước mấu chốt để cá không bị tanh, cũng không bị nát trong quá trình nóng. Trong khi chờ cá chín, ta sẽ chuyển sang bước làm nước canh. Cho ít dầu vào phi thơm hành, sau đó cho cà chua và nước mắm, cho nước vào rồi cho thơm vào. Khi nước sôi thì cho cá vào đun với lửa liu riu trong khoảng 15 phút, sau đó cho rau dớn vào lúc nước còn đang sôi sùng sục. Nên cho rau dớn rửa sạch đã phơi khô ráo để rau giữ được vị giòn nhất.

CÁCH XÀO RAU DỚN RỪNG
Rau dớn ngon là một chuyện, nhưng cần sơ chế đúng cách mới có thể cho ra thành phẩm ngon miệng.

Rửa sạch rau dớn tươi, trụng qua nước sôi rồi vớt ra rổ để ráo. Một tip hay khi sơ chế rau dớn là: Nếu muốn rau có vị giòn, bạn có thể phơi một lúc cho rau dớn hơi héo đi thay vì xào lúc rau còn tươi.

Cách xào rau dớn như sau:

Đập dập tỏi, cho vào chảo nóng dầu phi thơm, đến khi khói bốc nghi ngút thì cho rau vào đảo đều trong 5 phút rồi tắt bếp. Nêm thêm một số gia vị như đường, bột ngọt, tiêu, nước cốt chanh, tương ớt. Sau khi gắp ra đĩa thì cho đậu phộng rang lên trên và thưởng thức. Như vậy là chỉ cần vài phút, bạn đã có ngay một đĩa rau dớn xào tỏi để phục vụ bữa cơm gia đình.

Rau dớn xào tỏi là món ăn khá phổ biến và dễ làm, nếu muốn biến tấu cho món ăn thêm phần hấp dẫn, nhất là cho trẻ em ăn, bạn có thể xào chung rau dớn với tôm hoặc thịt bò. Cách làm cũng tương tự như trên, sau khi cho tỏi vào phi thơm thì cho thịt hoặc tôm vào đảo đều đến khi thịt hơi săn lại thì cho rau vào xào chung. Lưu ý không nên xào quá chín rồi mới cho rau vào, như vậy thịt sẽ bị dai.

Ngoài ra, rau dớn xào cùng hoa đu đủ đực có tác dụng giúp phòng chống ung bướu và sự phát triển của tế bào ung thư.

Nên tuỳ vào sở thích, bạn có thể linh hoạt thay đổi các nguyên liệu để chế biến cùng rau dớn.

Mùi thơm hơi hắc của tiêu hoà quyện với độ nhớt của những đọt rau xanh ngon sẽ giúp tăng thêm hương vị cho bữa cơm gia đình.

RAU DỚN CÓ ĐẮNG KHÔNG
Rau dớn không đắng, tuy nhiên tuỳ vào khẩu vị của mỗi người, có thể ăn lầu đầu sẽ thấy hơi là lạ vì độ nhớt của rau. Tuy nhiên không quá gây khó chịu vì những loại rau như mồng tơi, đậu bắp,… cũng có độ nhớt tương tự. Nên bạn đừng quá bận tâm đến vấn đề này nhé, vì chính độ nhớt này lại chính là thành phần giúp chữa một số bệnh như xương khớp, đau dạ dày,...
TRỒNG CÂY RAU DỚN
Nếu nhà bạn ở thành phố hoặc diện tích không nhiều thì khoảng cách giữa mỗi cây trồng nên là 20 – 30 cm. Sau khi đào hố thì bón một ít phân NPK hoặc phân chuồng trộn với phân NPK càng tốt. Trộn đều phân vào đất xong thì tiến hành trồng cây vào các hố, lấp đất lại rồi tưới nước bình thường. Sau một thời gian ngắn cây sẽ sinh trưởng rất nhanh.

Cây rau dớn ưa ẩm ướt nên có thể thì ưu tiên trồng ở khu vực ao, bờ hồ và chăm làm vệ sinh quanh gốc rễ, cắt bỏ lá già để rau tăng khả năng ra chồi.

RAU DỚN BAO NHIÊU TIỀN 1 KG?
Rau dớn nói riêng và các loại rau rừng nói chung đang ngày càng phổ biến rộng rãi với người dân Việt. Đây là điều Tây Nguyên Xanh rất mong muốn khi được cung cấp cho người tiêu dùng đặc sản của vùng rừng núi Tây Nguyên.

Một minh chứng cho “độ hot” của các loại rau rừng là tuy vào cuối mùa, các loại rau như rau dớn, rau ngót rừng, bò khai,… Đều đồng loạt tăng giá thêm 20.000 – 30.000 đồng/ 1 kg, nhưng người dân vẫn tấp nập mua. Cuối mùa, giá thành lại không hề rẻ, có nơi bán lên đến 200.000 đồng 1 kg.

Rau dớn mọc quanh năm nhưng ngon nhất là vào mùa mưa. Vào thời điểm đúng mùa, thì rau dớn sẽ rẻ hơn, khoảng 60.000 đồng/ 1 kg. Hiện nay Tây Nguyên Xanh cung cấp rau dớn rừng chính gốc với giá vô cùng phải chăng, chỉ với 45.000 đồng 1 kg. Đây là một mức giá khá hợp lí vì với 1 kg rau bạn có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày những món ngon lạ miệng như salad rau dớn, rau dớn xào, canh rau dớn,...

Để tiết kiệm chi phí, bạn nên chọn mua rau dớn rừng vào thời điểm đúng mùa rau để mua được rau với giá hợp lí nhất.



Tin tức liên quan

Lá Khổ Qua Rừng Có Tác Dụng Gì? Khác Gì Với Khổ Qua Thường?

1323 Lượt xem

Cây khổ qua rừng có điểm khác cơ bản với khổ qua thông thường ở môi trường sống, do vậy mà đặc điểm một số bộ phận như quả, lá khổ qua rừng cũng có sự khác biệt. Vậy những điểm khác đó là gì? Sau đây hãy để Tây Nguyên Xanh cùng bạn trả lời câu hỏi trên.
Cách Nhận Biết Cây Chè Dây Rừng. Chè Dây Uống Như Thế Nào?

1021 Lượt xem

Chè dây rừng là loại thảo dược có khá nhiều công dụng thực tiễn. Hiện nay hầu như không có nơi nào trồng loại cây mà chúng ta thường chỉ thu hoạch được chè dây ở trong môi trường tự nhiên. Cây chè dây rừng thường mọc ở trong rừng rậm, rất giống với nhiều loại cây thảo dược thân leo khác khiến nhiều người nhầm lẫn.
Sâm Đá Kon Pne Và Những Thông Tin Thú Vị

79 Lượt xem

Chắc hẳn bạn đã nghe ai đó nói về sâm đá, có người thì nói sâm đá có rễ chùm, người khác thì nói sâm đá có rễ cọc, có người lại nói giống sâm đương quy, vậy thì tại sao nhỉ. Sâm đá có rất nhiều loại, tên gọi này bắt nguồn từ loại cây tốt cho sức khỏe sinh trưởng ở vùng núi đá. Hôm này cùng mình tìm hiểu một loại sâm đá ở vùng đất tây nguyên, đó là sâm đá Kon Pne nhé.
Cách Nhận Biết Nấm Linh Chi Rừng Và Nấm Linh Chi Tự Trồng Dễ Nhất!

1017 Lượt xem

Điều đặc biệt làm nên giá trị của nấm linh chi rừng là trong rất nhiều cây to trên rừng mới có một vài cây được “lựa chọn” là nơi phát triển của nấm linh chi rừng. Hình dạng bên ngoài của nấm linh chi rừng khá giống với nấm linh chi tự trồng. Tuy nhiên, nếu tinh ý bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác nhau cơ bản của hai loại nấm trên.
Top 15 Địa Điểm Tham Quan Không Nên Bỏ Lỡ Khi Du Lịch Huyện Kbang
Top 15 Địa Điểm Tham Quan Không Nên Bỏ Lỡ Khi Du Lịch Huyện Kbang

3996 Lượt xem

Du lịch huyện kbang ngoài những đặc sản vùng miền, văn hóa lễ hội thì các địa điểm tham quan ngắm cảnh cũng rất tuyệt vời các bạn nhé. Ngoài những tọa độ tham quan đang hot ở trên mạng như thác hang én (thác k50), thác 3 tầng và những thác nước khác thì những khu di tích lịch sử cũng rất đáng để chúng ta ghé thăm. Hôm nay Tây Nguyên Xanh xin giới thiệu cho bạn top 15 địa điểm tham quan không nên bỏ lỡ khi du lịch huyện kbang.
17 Thông Tin Hữu Ích Của Ong Ruồi Không Nên Bỏ Qua

1545 Lượt xem

Bạn đang dự định mua mật ong ruồi, bạn đã từng sử dụng mật ong ruồi, bạn phải bỏ ra một số tiền tương đối lớn để có thể sở hữu mật ong ruồi, bạn có đang bỏ lỡ những thông tin hữu ích về loại ong này không. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về loài ong sản xuất ra loại mật được cho là ngon nhất, hiếm nhất và đắt nhất hiện nay nhé
Một Số Loại Sáp Ong Phổ Biến Trên Thị Trường Và Công Dụng!

674 Lượt xem

Sáp ong rừng là một trong những sản phẩm thiên nhiên mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe, sắp đẹp,… của con người. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sáp ong phổ biến được rao bán. Vậy các loại sáp ong này có gì khác nhau? Hãy để Tây Nguyên Xanh được trả lời câu hỏi này giúp bạn!
Giá Bán Và Địa Chỉ Bán Hoa Đu Đủ Uy Tín

861 Lượt xem

Hoa đu đủ đực tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng hiện nay vẫn có trường hợp bị ngộ độc do sử dụng hoa đu đủ không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hoa đu đủ đực tươi chưa sấy khô dẫn đến bị mốc,... Trong bài viết dưới đây, Tây Nguyên Xanh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, giá bán hoa đu đủ đực và địa chỉ bán hoa đu đủ đực uy tín.  

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng