Lá Khổ Qua Rừng Có Tác Dụng Gì? Khác Gì Với Khổ Qua Thường?

Cây khổ qua rừng có điểm khác cơ bản với khổ qua thông thường ở môi trường sống, do vậy mà đặc điểm một số bộ phận như quả, lá khổ qua rừng cũng có sự khác biệt.

Vậy những điểm khác đó là gì? Sau đây hãy để Tây Nguyên Xanh cùng bạn trả lời câu hỏi trên.

MỤC LỤC

Lá khổ qua rừng

Lá khổ qua rừng có tác dụng gì

Đọt khổ qua rừng

Khổ qua rừng trị tiểu đường

Hạt khổ qua rừng ăn được không?

Cách ươm hạt khổ qua rừng

Khổ qua rừng lai ăn có tốt không?

Quả khổ qua rừng và khổ qua thường khác gì nhau?

Khổ qua rừng có công dụng gì

Lá khổ qua rừng xào tỏi

Bột khổ qua rừng với mật ong

Khổ qua rừng giá bao nhiêu

Bà bầu ăn khổ qua rừng được không

LÁ KHỔ QUA RỪNG

Khổ qua rừng là loại cây mọc tự nhiên, thường phân bố ở những vùng rừng núi, trong đó chủ yếu là khu vực Nam Bộ và Đông Nam Bộ. 

 Tuy đều là loài cây thân thảo, thân cây thuộc loại thân leo, thân tròn, có màu xanh, nhưng lá khổ qua rừng có màu xanh sẫm, kích thước bé, thường mọc so le nhau, mép lá có nhiều khía giống hình răng cưa. Màu sắc ở mặt dưới của lá khổ qua rừng nhạt hơn và có đường gân nổi rõ ở từng khía của lá. Ở gân lá có nhiều lông kích thước nhỏ mà phải nhìn kỹ mới thấy.

Phần hoa khổ qua rừng có màu vàng, thường mọc ở nách lá. Có hai loại hoa là hoa đực và hoa cái, chỉ có hoa cái mới tạo quả. Trái khổ qua tạo thành có hình thoi, hình thoi, có kích thước từ 8 – 10 cm, ở xung quanh quả có nhiều u nhỏ mộc chồi hẳn lên trên. Khi chưa chín quả có màu xanh thẫm, lúc chín quả chuyển sang màu vàng cam.

Không quá khó để nhận thấy, lá khổ qua rừng nhỏ hơn khổ qua thông thường nhà trồng. Lớp vỏ của quả khổ qua rừng rất nhỏ, sần sùi, quả to nhất chỉ bằng hai đầu ngón tay. Trong khi khổ qua thông thường kích thước quả có thể to bằng cả bắp tay, lớp vỏ ngoài bóng hơn. Đặc biệt, so với trái khổ qua nhà, hàm lượng về thuốc của trái khổ qua rừng nhiều gấp 10 lần.

LÁ KHỔ QUA RỪNG CÓ TÁC DỤNG GÌ

Là một bộ phận của cây, lá khổ qua rừng cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi, có thể kể đến như: Momocđixin,magie, canxi, alkaloid, kẽm, cucurbitacin đặc biệt là hàm lượng vitamin B1, C, betain, protein rất cao,… giúp mang lại tác dụng đáng kể trong việc điều trị một số bệnh như bệnh gút, viêm gan B, C, ... Bên cạnh đó, nhờ vào vị đắng, tính hàn và không độc mà lá khổ qua rừng sử dụng lâu rất tốt cho sức khỏe và được đem vào nhiều bài thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, giải độc gan, tiêu đờm và giảm các cơn ho dai dẳng kéo dài.

Ngoài ra, với hàm lượng nhiều vitamin C và thành phần protein trong lá khổ qua rừng, giúp tăng cao chức năng miễn dịch của cơ thể và có tác dụng chống lại các tế bào ung thư. Theo y học hiện đại, lá khổ qua rừng còn có tác dụng trong việc diệt vi khuẩn và virus, tiêu diệt các các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho các bệnh nhân ung thư đang chữa trị bằng tia xạ.

Bản thân là một loại rau, nên khổ qua rừng có hàm lượng calo thấp, lại nhiều chất xơ. Điều này góp phần hạn chế lượng calo hấp thu, giảm mỡ thừa trong cơ thể thông qua việc ăn các món ăn chế biến từ khổ qua rừng hoặc uống các loại trà từ sản phẩm trên, do vậy mà việc sử dụng lá khổ qua được đánh giá sẽ có tác dụng trong việc giảm cân.

Bên cạnh đó, thành phần lá khổ qua chứa các axit amin có tác dụng trung hòa chất béo, ngăn tích tụ mỡ dưới da, hàm lượng nước cao giảm cảm giác thèm ăn nên đặc biệt được sử dụng làm nước uống giảm cân cực hiệu quả.

ĐỌT KHỔ QUA RỪNG

Nhìn chung, phần ngọn hay đọt khổ qua rừng và khổ qua thông thường không có nhiều điểm khác nhau.

Ngọn hay đọt khổ qua rừng là phần thân trên cùng của cây khổ qua rừng. Vì nhiều mục đích khác nhau như để giúp các bộ phận khác được tập trung chất dinh dưỡng cho việc sinh trưởng, phát triển; hay đơn giản chỉ vì thích ăn các món ăn từ ngọn cây khổ qua, hay để hái lá khổ qua ... trong quá trình cây khổ qua rừng phát triển, người ta có thể ngắt/cắt phần ngọn khổ qua. Thường thì phần khổ qua rừng và đọt còn non của cây khổ qua sẽ trở thành nguyên liệu cho các món luộc, món canh hoặc dùng để xào đều rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Trong thành phần dinh dưỡng của khổ qua có nhiều vitamin C với hàm lượng khoảng 120 mg, cao hơn nhiều so với dâu tây (80 mg) và chanh (90 mg). Bên cạnh đó là một số chất dinh dưỡng khác như: vitamin A, B, protein, beta-carotene, chất chống oxi hóa, kali, ... Chính nhờ những thành phần trên mà đột khổ qua giúp bổ mắt và tốt cho người bệnh cao huyết áp.

 Lượng vitamin C trong khổ qua giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, kháng viêm tốt, ngăn ngừa và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư… Về chất khoáng, thành phần kali trong ngọn và lá khổ qua rừng có tác dụng làm giảm huyết áp, beta-carotene giúp sáng mắt, phòng ngừa ung thư.

Bên cạnh đó, ngọn khổ qua rừng còn chứa chất Charantin giúp giảm Triglycerides và Cholesterol, phá tan các mảng bám trên thành mạch máu nên rất tốt cho người bệnh xơ vữa động mạch.

KHỔ QUA RỪNG TRỊ TIỂU ĐƯỜNG

Thật vậy, kết luận trên đã được minh chứng bằng nhiều nghiên cứu trên thế giới. Điển hình như nghiên cứu tại Australia, Trung Quốc và Đức cho biết, trong trái khổ qua rừng có chứa 4 bốn hợp chất có khả năng kích hoạt enzyme vận chuyển glucose từ máu vào tế bào. Hay nghiên cứu trên tạp chí nước ngoài Journal of Ethnopharmacology cho biết nếu mỗi ngày dùng 2000mg khổ qua rừng, lượng đường huyết trong cơ thể bạn sẽ được giảm đáng kể, nhất là với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2. Gần đây, Bộ y tế Philippines cho biết 100mg chất charantin trong lá khổ qua tương đương với 2.5mg thuốc tiểu đường glibenclamide uống 2 lần/ngày.

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh lý trên là lượng đường trong máu luôn ở mức cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư ...

Các chất có trong khổ qua rừng làm tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose. Ngoài ra còn có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường type 2.

Bạn có thể dùng cả dây, rễ, quả, lá khổ qua rừng rửa sạch, phơi khô, sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Dùng cả trái khổ qua rừng chế biến nhiều món ăn càng tốt, giúp ổn định đường huyết.

HẠT KHỔ QUA RỪNG ĂN ĐƯỢC KHÔNG?

Như nhiều loại cây khác, hạt khổ qua nằm bên trong quả khổ qua rừng cùng với phần ruột màu trắng (đỏ cam nếu quả chín). Khi sử dụng khổ qua để nấu ăn, người ta thường bỏ phần ruột và hại khổ qua đi và chỉ dùng quả hay lá khổ qua rừng cho việc chế biến. Hạt mướp đắng có vị rất đắng, do vậy nó không được nhiều người lựa chọn cho các món ăn.

Thay vào đó, người ta hay sử dụng hạt khổ qua rừng để ươm mầm và trồng cây.

CÁCH ƯƠM HẠT KHỔ QUA RỪNG

Việc trồng cây bằng hạt giống khác đơn giản. Để ươm hạt khổ qua rừng, bạn chỉ cần mua hạt khổ qua tại các của hàng hạt giống uy tín. Nên chọn mua loại hạt khổ qua rừng F1 sẽ cho quả to, đều, năng suất, thân  và lá khổ qua ít bị sâu, bệnh ...  Sau đó, pha nước ấm theo tỷ lệ 3 nước sôi- 2 nước lạnh. Cho hạt vào ngâm khoảng 4-5 giờ, sau đó vớt hạt ra ủ hạt bằng khăn ẩm, ủ thành từng lớp mỏng. Sau 24 tiếng ủ, mang số hạt giống đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ rồi đem ủ lại, khoảng 3-5 hạt sẽ nứt nanh. Khoảng 36 giờ sau thấy hạt nứt mầm thì đem gieo.

Để gieo hạt đạt chất lượng, trước tiên bạn cần xử lý đất trồng khổ qua rừng. Đất thường là hỗn hợp gồm: xơ dừa đã qua xử lý, phân bò (ủ mục sành lấy những hạt nhỏ) rồi trộn với đất. Nếu trồng trong chậu ở nhà thì nên mua đất sạch là tốt nhất. Vì nó có dinh dưỡng hơn mua đất trộn sẵn và không có cỏ dại.

Tiếp theo là tiến hành gieo hạt trồng cây khổ qua rừng. Bạn có thể gieo hạt trong khay ươm hoặc chén ươm. Tưới ẩm đất và xới lỗ trước khi gieo. Gieo nông (1 cm), gieo đến đâu phủ kín hạt đến đó, không để hạt ra ánh nắng. Không nên ngâm hóa chất hay thuốc kích thích vì như thế có thể làm hư mầm của hạt. Tưới nước giữ ẩm bằng bình phun sương hằng ngày cho cây.

Sau 4-5 ngày hạt hình thành cây con và bắt đầu xuất hiện mầm, lá khổ qua. Tiếp tục chăm sóc đến 20-22 ngày, bạn có thể chọn cây khỏe mạnh chuyển qua chậu trồng có kích cỡ lớn (đường kính chậu trên 30cm và chiều cao chậu cũng trên 30cm). Mỗi chậu trồng từ 1-2 cây.

KHỔ QUA RỪNG LAI ĂN CÓ TỐT KHÔNG?

Trước đây  khổ qua rừng thường chỉ mọc ở rừng, nhưng ngày nay do nhu cầu ăn uống, chữa bệnh, nên khổ qua rừng dần dần được đưa đến những vùng khác bằng cách nhân giống để cung cấp cho thị trường. Những nhà hàng thì thích quả to để nhồi thịt, dễ làm, hay lá khổ qua ít đắng hơn cộng thêm tâm lý người Việt là thích to, mẫu mã đẹp, nên người ta đã tiến hành lai tạo giữa các giống khổ qua rừng và những loại khổ qua cho trái to để cho ra những loại khổ qua rừng trái to (hay khổ qua rừng lai).

Về bản chất nó vừa là khổ qua rừng, vừa là khổ qua thường, do vậy một số đặc điểm, thành phần chủ yếu của khổ qua rừng vẫn nguyên vẹn, điển hình như phần lá khổ qua. Tuy nhiên,  một số dược tính của trái khổ qua rừng có thể mất đi. Do vậy, bạn có thể cân nhắc giữa việc ăn khổ qua rừng lai và khổ qua rừng nguyên chất.

QUẢ KHỔ QUA RỪNG VÀ KHỔ QUA THƯỜNG KHÁC GÌ NHAU?

Phần thân và lá khổ qua rừng và khổ qua thông thường hầu như không có quá nhiều dự khác biệt. Tuy nhiên, để dễ dàng nhận diện khổ qua rừng và khổ qua thường, người ta hay dựa vào phần quả của hai loại cây trên.

Quả khổ qua rừng có kích thước rất nhỏ, chỉ bằng một nửa so với các loại khổ qua thông thường. Lớp vỏ có nhiều gai và mang một màu xanh đậm khi còn sống, màu vàng khi đã chín tới. Khác với khổ qua rừng, khổ qua thường có lớp vỏ có màu xanh nhạt, các lớp gai đã thoái hóa thành những múi nhỏ bao bọc xung quanh quả, tuy có sần sùi nhưng có vẻ ít hơn khổ qua rừng.

Lớp vỏ của quả khổ qua rừng rất nhỏ, sần sùi, quả to nhất chỉ bằng hai đầu ngón tay. Trong khi khổ qua thông thường kích thước quả có thể to bằng cả bắp tay, lớp vỏ ngoài bóng hơn. Đặc biệt, so với trái khổ qua nhà, hàm lượng về thuốc của khổ qua rừng nhiều gấp 10 lần.

Về hương vị, khi nhắc đến khổ qua thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến vị đắng đặc trưng của nó nhưng đối với loại khổ qua rừng này thì vị đắng còn tăng gấp nhiều lần so với khổ qua thông thường hay phần lá khổ qua. Nhờ vậy mà hàm lượng dinh dưỡng trong khổ qua rừng cao hơn nhiều so với khổ qua thông thường.

KHỔ QUA RỪNG CÓ CÔNG DỤNG GÌ

Khổ qua rừng là loại cây sống trong môi trường tự nhiên, phần lớn không cần sự can thiệp của phân bón, thuốc hóa học nên đây là loại thực phẩm sạch và dược liệu mạnh hơn rất nhiều so với khổ qua trồng tại vườn.

Theo nghiên cứu, trong khổ qua rừng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi, có thể kể đến như: Momocđixin,magie, canxi, alkaloid, kẽm, cucurbitacin đặc biệt là hàm lượng vitamin B1, C, betain, protein rất cao,… giúp mang lại tác dụng đáng kể trong việc điều trị một số bệnh như bệnh gút, viêm gan B, C,...

Với hàm lượng nhiều vitamin C và thành phần protein trong quả và lá khổ qua rừng, giúp tăng cao chức năng miễn dịch của cơ thể và có tác dụng chống lại các tế bào ung thư. Theo y học hiện đại, quả và lá khổ qua rừng còn có tác dụng trong việc diệt vi khuẩn và virus, tiêu diệt các các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho các bệnh nhân ung thư đang chữa trị bằng tia xạ.

Ngoài ra,  lá khổ qua còn chứa các axit amin có tác dụng trung hòa chất béo, ngăn tích tụ mỡ dưới da, hàm lượng nước cao giảm cảm giác thèm ăn nên đặc biệt được sử dụng làm nước uống giảm cân cực hiệu quả.

LÁ KHỔ QUA RỪNG XÀO TỎI

Hầu hết các món ăn chế biến từ khổ qua rừng không quá khó. Khổ qua rừng xào cũng vậy, bạn có thể dùng đọt hay lá khổ qua rừng xào thịt hoặc dùng trái khổ qua rừng xào trứng hoặc một món nữa không thể bỏ qua đó là lá khổ qua rừng xào tỏi. Bạn có thể tham khảo cách chế biến món lá khổ qua rừng xào tỏi dưới đây.

Khổ qua mua về rửa sạch, vì lá khổ qua rừng có lông ở mặt dưới, do đó có thể chứa nhiều bụi bẩn nên bạn phải rửa thật sạch và để ráo nước.

Sau đó, bạn đun nóng chảo với chút dầu ăn, khi dầu nóng thì cho tỏi băm vào phi thơm vàng. Tiếp đó, bạn cho phần lá khổ qua rừng vào xào với lửa lớn, nêm nếm gia vị với chút nước mắm, hạt tiêu và mì chính sao cho hợp khẩu vị là xong.

BỘT KHỔ QUA RỪNG VỚI MẬT ONG

Hiện nay, người ta hay lựa chọn khổ qua rừng bột để đắp mặt thay cho nhiều dưỡng chất, serum, mặt nạ khác. Tùy vào tình trạng cần cải thiện và mục đích sử dụng mà bạn sẽ sử dụng bột khổ qua theo các cách khác nhau. Trong đó, nổi bật là khả năng làm trắng da và chống lão hóa. Bột khổ qua rừng thường được tạo thành từ nhiều bộ phận trên cây khổ qua như: lá khổ qua, quả, thân khổ qua, ...

Việc sử dụng bột khổ qua rừng sẽ cung cấp cho da nhiều vitamin C, giúp da mau phục hồi tổn thương và làm mờ các đốm tối màu trên da, giúp làn da được đều màu hơn. Để chống lão hóa cho da, bạn có thể dùng 2 muỗng bột, 1 nhánh nha đam, 1 thìa cà phê mật ong, xoay nhuyễn chúng để tạo nên hỗn hợp. Sau đó, thoa hỗn hợp lên mặt trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch với nước.

Để làm trắng da, bạn có thể dùng 2 muỗng bột lá khổ qua rừng hòa thêm chút nước, thêm 1 lòng trắng trứng gà. Trước khi đắp mặt, bạn cần rửa mặt sạch bằng nước ấm rồi sau đó áp hỗn hợp này lên da. Sau khoảng 15 – 20 phút, bạn có thể rửa mặt bằng nước ấm. Loại mặt nạ này ngoài công dụng làm trắng da tự nhiên, nó còn giúp cấp ẩm, kiềm nhờn rất tốt.

KHỔ QUA RỪNG GIÁ BAO NHIÊU

Khổ qua rừng tùy vào nguồn gốc, loại hàng, cách thức bảo quản, … mà sẽ có các mức giá khác nhau. Các bộ phận tươi như lá khổ qua, quả khổ qua rừng, ... thường có mức giá giao động từ 30.000đ-80.000đ/kg tùy thời điểm. Đối với khổ qua rừng khô, mức giá phổ biến trên thị trường hiện nay giao động từ 300 – 800 nghìn đồng/kg tùy vào nơi phân phối. Thậm chí có nơi còn đề ra mức giá chỉ rất thấp, chỉ từ 150-250 nghìn đồng/kg.

Tuy nhiên, khi chọn mua khổ qua rừng khô bạn cũng cần thực sự lưu tâm đến nguồn gốc, chất lượng, cũng như tình trạng sản phẩm để tránh mua phải những loại hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, ... Bởi là một sản phẩm với nhiều công dụng, lá khổ qua rừng luôn được nhiều người quan tâm và tìm mua, chình vì vậy mà ngày càng nhiều người bán khổ qua rừng sấy khô và ngày càng nhiều sản phẩm tràn lan trên thị trường, không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định về chất lượng.

Đến với Tây Nguyên Xanh, với tiêu chí đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, chúng tôi cho phép bạn được xem hàng, kiểm tra chất lượng trước khi chọn mua và cam kết được đổi trả nếu chất lượng sản phẩm không đạt chuẩn.

BÀ BẦU ĂN KHỔ QUA RỪNG ĐƯỢC KHÔNG?

Thành phần khổ qua rừng chứa nhiều hoạt chất có lợi như: chất xơ, vitamin C, kẽm, Vitamin B1, Beta-carotene, Phosphor, Adenine… chủ yếu tập trung vào phần quả và lá khổ qua rừng. Chính vì thế mà người ta sử dụng khổ qua với nhiều mục đích khác nhau để hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, với những người đang mang thai, việc sử dụng cũng cần thực sự chú ý.

Có thể nhận xét khái quát rằng, nếu chỉ sử dụng trái hay lá khổ qua một cách vừa phải cho bà bầu và sử dụng vào giai đoạn thai kì thứ 2 (khi không còn mắc phải nguy cơ sẩy thai) thì sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá mức (gọi là lạm dụng) thì sẽ gây ra nhiều nguy hiểm, có thể kể đến như: làm chậm quá trình cầm máu sau khi sinh; có thể gây ngộ độc bởi trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ rất mẫn cảm và dễ mắc bệnh; gây ra các vấn đề về tiêu hóa có thể kể đến như: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, … gây hạ đường huyết trong cơ thể; thậm chí có thể gây sẩy thai bởi cơ trơn co bóp mạnh, từ đó làm tăng sự co bóp của tử cung.

Chính bởi những lợi ích và tác hại kể trên, mà ta cần có cái nhìn đúng đắn về việc sử dụng quả hay lá khổ qua cho phụ nữ có thai.



Tin tức liên quan

Rau Dớn Rừng Là Rau Gì? Tìm Hiểu Về Loài Rau Được Trung Quốc Thu Mua Ồ Ạt

2270 Lượt xem

Rau dớn được xem là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho những dân tộc miền núi nước ta. Rau dớn được tiêu thụ với mức độ lớn là một biểu hiện góp phần làm phong phú giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc anh em trên cả nước. Cây rau dớn rừng là rau gì mà lại có sức ảnh hưởng như vậy đến "người hàng xóm" của Việt Nam chúng ta? Hãy cùng Tây Nguyên Xanh tìm hiểu những thông tin bổ ích liên quan đến loại rau thú vị này.
Cách làm măng chua, măng khô, luộc măng, ngâm măng, phơi măng
Cách làm măng chua, măng khô, luộc măng, ngâm măng, phơi măng

10284 Lượt xem

Măng chua là một món ăn quen thuộc tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm sao để măng được ngon nhất, cùng tìm hiểu bài viết này để biết thêm cách làm măng chua, măng khô, cách luộc măng, ngâm măng, phơi măng, cách bảo quản măng tươi và măng khô để giữ được hương vị ngon.
Một Số Loại Sáp Ong Phổ Biến Trên Thị Trường Và Công Dụng!

889 Lượt xem

Sáp ong rừng là một trong những sản phẩm thiên nhiên mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe, sắp đẹp,… của con người. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sáp ong phổ biến được rao bán. Vậy các loại sáp ong này có gì khác nhau? Hãy để Tây Nguyên Xanh được trả lời câu hỏi này giúp bạn!
Cách Nhận Biết Cây Chè Dây Rừng. Chè Dây Uống Như Thế Nào?

1309 Lượt xem

Chè dây rừng là loại thảo dược có khá nhiều công dụng thực tiễn. Hiện nay hầu như không có nơi nào trồng loại cây mà chúng ta thường chỉ thu hoạch được chè dây ở trong môi trường tự nhiên. Cây chè dây rừng thường mọc ở trong rừng rậm, rất giống với nhiều loại cây thảo dược thân leo khác khiến nhiều người nhầm lẫn.
17 Thông Tin Hữu Ích Của Ong Ruồi Không Nên Bỏ Qua

2051 Lượt xem

Bạn đang dự định mua mật ong ruồi, bạn đã từng sử dụng mật ong ruồi, bạn phải bỏ ra một số tiền tương đối lớn để có thể sở hữu mật ong ruồi, bạn có đang bỏ lỡ những thông tin hữu ích về loại ong này không. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về loài ong sản xuất ra loại mật được cho là ngon nhất, hiếm nhất và đắt nhất hiện nay nhé
Một Số Cách Sử Dụng Sáp Mật Ong Rừng Phổ Biến Bạn Nên Biết

1532 Lượt xem

Mật ong có lẽ là thứ đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thác tổ ong để lấy mật, người ta còn dùng phần sáp mật ong rừng sử dụng vào nhiều mục đích khác. Sau đây là một số cách sử dụng sáp mật ong rừng phổ biến hiện nay.
Những Công Dụng Của Nấm Hồng Chi Rừng Không Phải Ai Cũng Biết

1911 Lượt xem

Nấm hồng chi rừng được biết đến là loại dược phẩm mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người.  Trên thực tế, nấm hồng chi rừng không chỉ được sử dụng trực tiếp qua các phương pháp nấu trà, ngâm rượu, ... mà còn được điều chế làm thành phần cho nhiều loại thuốc chữa bệnh.
Nhận biết các loại sáp ong và cách chế biến sáp ong chuẩn nhất cần lưu lại ngay
Nhận biết các loại sáp ong và cách chế biến sáp ong chuẩn nhất cần lưu lại ngay

2565 Lượt xem

Bạn đang quan tâm đến sáp ong, bạn đã từng sử dụng một trong những sản phẩm thủ công được tạo ra qua cách chế biến sáp ong. Chắc chắn là vậy rồi, nhưng rất có thể bạn đã bỏ qua một số thông tin quan trọng khiến cho quá trình chế biến sáp ong của bạn gặp khó khăn hoặc kết quả không như bạn mong đợi. Vậy thì cùng mình tìm hiểu bải viết về những loại sáp ong đang có và cách chế biến sáp ong làm sao cho hiệu quả nhất nhé.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng