Cây Chè Dây Chữa Trào Ngược Dạ Dày - Những Công Dụng Phổ Biến
Việc sử dụng cây chè dây chữa trào ngược dạ dày từ lâu đã được ông bà ta áp dụng. Cách làm này không hề tốn quá nhiều chi phí, dễ tìm mua mà vẫn đem lại hiệu quả chữa trị rất cao.
Hãy để Tây Nguyên Xanh cùng bạn tìm hiểu thêm những công dụng khác của cây chè dây.
MỤC LỤC |
CÂY CHÈ DÂY RỪNG MỌC Ở ĐÂU?
Cây chè dây rừng hay được biết đến với một số tên gọi khác như: ngưu khiên, bạch liễm, điền bồ trà, chè hoàng gia, hồng huyết long, chè hoàng thau, ... là cây thân leo, thường mọc ở trong rừng rậm.
Cây chè dây thường sinh trưởng và phát triển ở khu vực có khí hậu ôn đới, độ ẩm cao, đặc biệt là những nơi có ánh sáng, đó thường là ở trong rừng, sườn đồi, nương rẫy, nơi có độ cao trung bình từ 600 – 1600m. Giống như một số loài cây khác trong rừng như cây chìa vôi, ... cây dây rừng cũng sống bám trên các thân cây lớn khác để sinh trưởng. Cây chè dây rừng thường mọc chồi và sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa mưa ẩm, có thể tái sinh sau khi bị cắt tỉa cành lá.
Trên thế giới loại cây chè dây được tìm thấy ở nhiều nước khác nhau như Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Trung Quốc,…
Tại Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn hàng năm, cùng địa hình chủ yếu là đồi núi – môi trường đặc biệt thích hợp cho sự phát triển của cây chè dây rừng. Một số địa phương ở vùng Tây Bắc có sự phát triển của cây chè dây như Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Giang, Hoà Bình,… đặc biệt ở khu vực Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc ở Hà Giang.
Ngoài ra còn có nhiều ở khu vực miền Trung như một số địa phương: Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Bình,…và khu vực Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, ...)
Tuy nhiên, trước thực trạng diện tích rừng ngày càng thu hẹp do người dân phá rừng để làm nương rẫy, khai thác quá mức không đi kèm chăm sóc, tôn tạo đã làm mất đi nhiều diện tích sinh sống của cây chè dây trong tự nhiên, do vậy mà mật độ phân bố loài cây này ngày càng giảm và khan hiếm dần.
TÊN GỌI KHÁC CỦA CHÈ DÂY LÀ GÌ?
Chè dây thuộc nhóm thực vật hai lá mầm họ Nho (Vitaceae) có tên khoa học là Ampelopsis Cantoniensis.
Ở Việt Nam, cây chè dây mọc ở khá nhiều nơi, từ Bắc vào Nam đều có thể dễ dàng tìm kiếm loại cây trên. Tuy nhiên việc tìm kiếm có thể không dễ dàng nếu bạn không biết đến các tên gọi khác của loại cây trên.
Cây chè dây rừng có khá nhiều tên gọi, tùy vào vùng miền, địa phương mà cây chè dây được biết đến với những tên gọi khác nhau. Một số tên gọi thông thường như: bạch liễm, điền bồ trà, chè hoàng gia, chè hoàng thau, ngưu khiên tỵ, hồng huyết long, … Hay thau rả (theo cách gọi của dân tộc Nùng), khau rả (theo cách gọi của dân tộc Tày).
CHÈ DÂY CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Theo y học cổ truyền, cây chè dây có rất nhiều công dụng.
Theo nhiều phân tích và nghiên cứu cho thấy trong cây chè dây rừng có chứa hợp chất Flavanoid, Tanin - những hoạt chất rất tốt cho sức khỏe của con người.
Flavonoid là một chất chống oxy hóa cực mạnh có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và phòng ngừa các loại bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư; giúp cớ thể điều hòa quá trình chuyển hóa, chống lão hóa, giảm lượng cholesteron trong máu … Hơn nữa, flavonoid trong cây chè dây hoặt động với cơ chế chống oxy hóa khử gốc tự do và an thần, từ đó có tác dụng giải độc gan, do vậy mà người bệnh dạ dày có thể dùng cây chè dây mà không lo áp lực lên gan.
Tanin là một chất có khả năng tạo liên kết bền vững với các protein vá các hợp chất hữu cơ như các amino axit và ancaloit. Khi kết hợp với protein sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do vậy, axit trong dạ dày không làm viêm loét hay bào mòn dạ dày, do đó mà chè dây có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ bệnh nhân đang gặp các vấn đề về dạ dày.
Cây chè dây có tác dụng thanh mát, giúp thúc đẩy cho gan hoạt động tốt hơn, thực hiện quá trình lọc diễn ra nhanh chóng. Hỗ trợ tốt cho người gặp phải các triệu chứng ngoài da như mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt.
Bên cạnh đó, cây chè dây còn có tác dụng điều hoà nhịp tim, tránh các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, xơ vữa động mạch máu.
Ngoài ra, việc sử dụng cây chè dây rừng còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng, phù hợp cho những người suy nhược hay ăn không ngon.
CHÈ DÂY CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY ĐƯỢC KHÔNG?
Như đã đề cập trên, thành phần cây chè dây có chứaTanin – hoạt chất có khả năng tạo liên kết bền vững với các protein vá các hợp chất hữu cơ như các amino axit và ancaloit. Khi kết hợp với protein sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Cùng với khả năng làm giảm độ axit clohydric invitro từ đó có tác dụng giảm ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị. Hoạt động trung hòa axit dạ dày giúp cơ thể tiết axit dạ dày một cách ổn định và có tác dụng cải thiện rõ rệt tình trạng trào ngược axit dạ dày, do vậy mà việc sử dụng cây chè dây chữa trào ngược dạ dày được ứng dụng khá phổ biến.
Bên cạnh đó, các hợp chất có trong cây chè dây còn giúp loại bỏ các chủng vi khuẩn Helicobacter Pylori ( hay còn gọi là vi khuẩn HP), góp phần giảm nhanh các cơn đau dạ dày không chỉ cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày mà còn với những người đang gặp chứng viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng mà còn góp phần làm giảm nhanh các cơn đau dạ dày.
Việc sử dụng cây chè dây chữa trào ngược dạ dày là cách làm không hề tốn quá nhiều chi phí, dễ tìm mua mà vẫn đem lại hiệu quả chữa trị rất cao.
Việc dùng thảo dược thiên nhiên an toàn, không tác dụng phụ như cây chè dây để chữa các bệnh lý thông thường sẽ đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây ra kích ứng hay tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh.
CHÈ DÂY CHỮA ĐAU DẠ DÀY NHƯ THẾ NÀO?
Theo Đông y, chè dây vị ngọt đắng, tính mát có tác dụng tốt với các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
Bạn có thể tham khảo cách dùng cây chè dây trị đau dạ dày sau:
Cho một lượng nhỏ cây chè dây rừng khô (khoảng 10 – 15g) vào trong ấm trà. Sau đó cho ít nước sôi vào trong ấm để rửa qua trà. Tiếp đến, cho nước sôi vào để hãm trong khoảng 10 phút, có thể điều chỉnh lượng nước cho hợp với sở thích uống trà bình thường (với lượng chè trên, bạn có thể cho khoảng 100ml nước là uống vừa phải). Sau đó chỉ cần lọc bỏ phần bã và giữ lại phần nước để sử dụng hàng ngày.
Bạn có thể dùng mỗi ngày khoảng 2 – 4 lần (tùy vào từng mức độ bệnh lý). Kiên trì sử dụng trong khoảng nửa tháng đến 20 ngày có thể sẽ cảm nhận được sự thay đổi.
Ngoài việc sử dụng cây chè dây khô, bạn có thể sử dụng chè dây dạng túi lọc bán sẵn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian vệ sinh cũng như hãm chè. Với cách này, bạn cần dùng mỗi ngày khoảng 4 túi cho trường hợp đau dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, còn nếu bạn bị đau dạ dày không do vi khuẩn HP thì chỉ cần dùng khoản 2 túi/ngày.
Bên cạnh đó, bạn nên uống nước cây chè dây vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, đặc biệt là với trường hợp viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bởi vì, đây là thời điểm mà vi khuẩn khu trú tại khu vực thành dạ dày nhiều nên việc tiêu diệt loại vi khuẩn này diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
Việc uống nước từ cây chè dây không chỉ có tác dụng cải thiện chứng đau dạ dày mà còn là thức uống giải khát có công dụng giải nhiệt cơ thể.
CHÈ DÂY CÓ GIẢM CÂN KHÔNG?
Đối với nhiều người, vấn đề vóc dáng và cân nặng rất được quan tâm, đặc biệt là phụ nữ. Nhiều người rất đắn đo trong việc ăn hay uống thứ gì đó với nỗi sợ rằng nó có thể khiến mình tăng cân, không giữ được vóc dáng. Thậm chí nhiều người phải tìm mua đến những sản phẩm hỗ trợ quá trình giảm cân.
Vậy uống nước cây chè dây có giảm cân không?
Các nghiên cứu về cây chè dây hiện nay chủ yếu tập trung vào những công dụng chữa bệnh của cây chè dây và thực tế chưa có nghiên cứu chính thức nào trả lời trực tiếp cho câu hỏi trên.
Tuy nhiên, những báo cáo nghiên cứu về tác dụng của cây chè dây phần nào có thể giúp bạn hiểu hơn về công dụng thực sự của loại dược liệu trên.
Với thành phần nhiều chất xơ, cây chè dây có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hoá diễn ra nhanh hơn, điều này rất có ý nghĩa với những người đang trong quá trình hay có ý định giảm cân, hay người gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Bởi sử dụng cây chè dây rừng có thể giúp quá trình tiêu hoá tốt hơn, từ đó có thể hỗ trợ giảm cân, giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Tuy nhiên, cũng chính vì vai trò thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hóa, việc sử dụng cây chè dây có thể làm cho bạn có cảm giác đói nhanh hơn, do vậy nếu chủ quan và liên tục ăn nhiều gây dư thừa calo thì việc tăng cân là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
GIÁ CHÈ DÂY KHÔ BAO NHIÊU MỘT KÝ?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa điểm bán chè dây rừng với nhiều mức giá khác nhau, có thể dao động từ 100 – 300 nghìn/kg tùy vào nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, thậm chí có nơi còn đề mức giá thấp hơn.
Việc mua chè dây rừng với giá tiền nào không quan trọng bằng việc mua được sản phẩm có chất lượng tốt thật sự. Khi tìm mua bạn nên kiểm tra thông tin đầy đủ về nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm, tránh vì ham rẻ mà mua phải những loại cây chè dây rừng không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định về chất lượng.
CHÈ DÂY BÁN Ở ĐÂU?
Là sản phẩm mang nhiều công dụng, đặc biệt là với các bệnh về dạ dày – một trong những bệnh lý thường gặp hiện nay, nhu cầu sử dụng khá cao nên cây chè dây rừng cũng được nhiều người bán.
Không chỉ là chè khô nguyên chất, trên thị trường hiện nay còn có một số sản phẩm từ cây chè dây đã được chế biến có thể kể đến như: chè dây fito pharma, chè dây sapa traphaco, ... được bày bán khá nhiều. Một số địa điểm bán các mặt hàng trên như: chè dây rừng Tây Nguyên Xanh; chè dây Tấn Phát; chè dây Quảng Nam; chè dây rừng mẹ Ken; hay chè dây rừng Măng Đen; ...
Tây Nguyên Xanh là đơn vị phân phối trực tiếp nguồn hàng từ việc thu hái được các dược phẩm thiên nhiên của bà con đồng bào tại Tây Nguyên. Trong đó sản phẩm cây chè dây là một trong những sản phẩm tiêu biểu được nhiều người tin tưởng và lựa chọn mua.
Do nguồn hàng nhập trực tiếp, không phải thông qua bất kỳ đơn vị trung gian nào, nên giá bán tại Tây Nguyên Xanh không bị độn lên quá nhiều nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt cho người tiêu dùng.
Mặt hàng chè dây rừng Tây Nguyên Xanh hiện đang được bán với mức giá 115 nghìn đồng/kg.
Đến với Tây Nguyên Xanh, với tiêu chí đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, chúng tôi cho phép bạn được xem hàng, kiểm tra chất lượng trước khi chọn mua và cam kết được đổi trả nếu chất lượng sản phẩm không đạt chuẩn.
PHÂN BIỆT CHÈ DÂY RỪNG VÀ CHÈ DÂY VẰNG
Tương tự cây chè dây rừng, chè vằng cũng là loại cây phổ biến ở Việt Nam, chúng thường mọc hoang trên nhiều địa phương khác nhau, bao gồm cả những vùng đồi núi như khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, ...
Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, là loại cây bụi nhỏ. Thân cây cứng, có đường kính nhỏ hơn 6 mm, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân thành nhiều nhánh. Vỏ thân cây chè vằng có màu nhẵn màu xanh lục. Phần lá gần cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi mặt trên lá. Hoa chè vằng màu trắng mọc thành xim ở đầu cành, quả hình cầu.
Hiện nay, do phát hiện những công dụng thực tế của cây chè dây vằng nên con người đã nghiên cứu, gây trồng và phát triển để sản xuất chế phẩm từ loài cây này. Do vậy mà mật độ phân bố của loại cây trên ít hạn chế hơn cây chè dây rừng
Khác với cây chè dây rừng, chè dây vằng (tên khoa học là Subtriplinerve) thuộc loài thực vật họ Oliu có hoa (Nhài Oleaceae). Ngoài ra, nó còn có các tên gọi khác như: cẩm văn, chè cước man, dây vằng, … tùy theo từng địa phương.
Theo nghiên cứu y học, thành phần của chè dây vằng có một số điểm tương đồng với cây chè dây rừng, đều bao gồm thành phần chủ yếu là flavonoid – hoạt chất có tác dụng ngăn chặn và làm giảm quá trình oxy hóa, bảo vệ chức năng gan, lợi tiểu và chống độc.
Ngoài flavonoid, cây chè dây vằng còn chứa alkaloid – có tác dụng diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng, chống ung thư, hạ huyết áp, tăng cường hệ thần kinh trung ương,…và Glycosid – có chức năng hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng và cải thiện một số tình trạng tim mạch.
CHÈ DÂY LÂM ĐỒNG DIỆT VI KHUẨN HP TỐT KHÔNG?
Vi khuẩn HP (Helicobarter Pylor) là loại xoắn khuẩn sống trong dạ dày, hiện diện ở 80% dân số Việt Nam.
Chúng thường lây lan qua đường ăn, uống, nước bọt hoặc dùng chung đồ dùng ... ở hầu hết người khỏe mạnh.
Ở điều kiện sức khỏe bình thường, vi khuẩn HP tồn tại và chung sống hòa bình với các loại vi khuẩn khác trong cơ thể, nhưng đối với những người bị chảy máu dạ dày, xoắn khuẩn này lại là một tác nhân gây hại lớn có hại cho sức khỏe bệnh nhân. Đồng thời chúng cũng là nguyên nhân chính gây ra chứng co thắt trong các cơn đau dạ dày.
Do có khả năng gây viêm nên vết loét lâu lành, phần lớn gây biến đổi tế bào có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP gây ra nhiều tác dụng phụ, khiến các bệnh về dạ dày khó lành, chậm lành và các vết loét ngày càng nặng do nhiễm vi khuẩn.
Để chữa bệnh dạ dày, không khó đoán trước tiên chúng ta phải loại bỏ được loại xoắn khuẩn này.
Ngoài việc tăng cường sức đề kháng, liệu pháp kháng sinh còn gặp phải nhiều trường hợp kháng thuốc và khiến bệnh nhân mệt mỏi mà không có chất lượng.
Cây chè dây rừng nói chung và chè dây lâm đồng nói riêng được coi là thần dược cho căn bệnh này.
Với hoạt tính kháng sinh tự nhiên, việc sử dụng cây chè dây để chữa các bệnh dạ dày là một phương pháp điều trị hiệu quả trong trường hợp này. Bởi cây chè dây có tác dụng làm sạch và loại bỏ hàng loạt vi khuẩn bám trên niêm mạc dạ dày, cơ chế diệt khuẩn khiến những vi khuẩn này chết đi và bị đào thải.
Bên cạnh đó, bạn nên uống nước cây chè dây vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, để chè dây diệt vi khuẩn HP tốt hơn. Bởi sáng sớm là thời điểm mà vi khuẩn khu trú tại khu vực thành dạ dày nhiều nên việc tiêu diệt loại vi khuẩn này diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
Cây chè dây rừng là loại dây leo có vị đắng, hậu ngọt, tính mát, có công năng chữa trị các căn bệnh liên tưởng đến bao tử như có các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau rát vùng thượng vị, có khả năng tích cực trong trị các căn bệnh viêm viêm dạ dày, hành tá tràng.