Sáp Ong Rừng - Công Dụng Và Cách Chế Biến Sáp Ong Phổ Biến!
Chúng ta thường nghe nói nhiều về con ong, mật ong, … nhưng có vẻ ít ai quan tâm đến sáp ong rừng – một trong những sản phẩm thiên nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Vậy những lợi ích đó là gì? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc của mọi người về những công dụng, cách chế biến sáp ong rừng!
MỤC LỤC |
SÁP ONG RỪNG
Nếu có dịp vào rừng hay thậm chí là khám phá một loài cây lâu năm nào đó, không khó để bạn bắt gặp những cái tổ ong màu vàng hoặc nâu – nơi bầy ong sau những giờ hút mật quay về. Phần tổ của con ong rừng vẫn còn nguyên mật ong được gọi là sáp ong rừng.
Sáp ong rừng thường được nằm trong một lớp màng bao quanh tổ. Nó được kết tụ do những con ong thu lượm từ nhiều loài thực vật rừng khác nhau. Sáp ong rừng được sản xuất từ tuyến bụng của những con ong non và lấy ra khỏi cơ thể chúng, sau đó tiếp tục được các con ong khác nhai, xử lý và được gắn vào tổ ong.
Ban đầu, sáp tổ ong trong suốt, không có màu. Về sau, khi được kết hợp với phấn hoa và keo ong mới chuyển sang màu vàng hoặc nâu – màu mà chúng ta thường thấy ở tổ ong.
MẬT ONG RỪNG NGUYÊN SÁP
Mật ong là một trong những sản phẩm có nhiều công dụng phổ biến, được nhiều người tìm mua. Do vậy mà thị trường mua bán sản phẩm trên cũng ngày càng đa dạng, ngày càng nhiều loại mật ong được bày bán khiến nhiều người hoài nghi về chất lượng thật sự. Do vậy để biết chắc rằng sản phẩm mình mua là mật ong thật, thì việc chọn mua mật ong rừng nguyên sáp là sự lựa chọn đáng tin hàng đầu.
Ở Gia Lai, cứ đến tháng 3 hàng năm, những người lấy mật lâu năm lại lên rừng tiếp tục hành trình tìm kiếm. Sản phẩm thu về thường sẽ là mật ong rừng nguyên sáp. Tuy nhiên, với những bầu mật bị bể vụn do quá trình thu nhặt, vận chuyển trên địa hình khó khăn ở miền núi người ta sẽ loại bỏ những vụn sáp nhỏ và xác ong để làm sạch mật, sau đó cho vào chai, lọ để bảo quản.
Phần sáp ong rừng thu được sau đó có thể tiếp tục dùng để chế biến và sử dụng. Còn với những bầu mật còn nguyên tảng chỉ cần lấy xác ong còn sót ra khỏi sáp, đảm bảo cho mật ong nguyên sáp được sạch là có thể bảo quản và sử dụng.
Các loại sáp ong rừng chúng ta dễ bắt gặp là sáp ong khoái bởi đây là một trong những loài ong sản sinh được nhiều mật, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người sử dụng.
SÁP ONG CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG
Theo nghiên cứu khoa học của các chuyên gia trên thế giới, sáp ong rừng là một trong những môi trường sống tinh khiết và sạch nhất trên thế giới. Bởi với thành phần và cấu tạo của mình, sáp ong đóng vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên giúp bảo vệ tổ ong khỏi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, sinh vật khác từ bên ngoài. Do vậy, đây được cho là một loại thực phẩm sạch, an toàn, có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến để sử dụng.
Tuy nhiên, bất kỳ sản phẩm nào khi sử dụng bạn cũng nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ, loại tổ ong (của ong nào? Ăn được hay không?), chú ý về thời gian sử dụng, cách bảo quản ... để tránh bị ngộ độc.
ĂN SÁP ONG CÓ TỐT KHÔNG
Nhiều người khi biết về quy trình “sản xuất” của bầy ong có thể e ngại rằng liệu chỉ với những loài thực vật rừng mà hàng ngày chúng thu thập được thì sản phẩm tạo ra có đảm bảo chất lượng?
Theo một số nghiên cứu trên thế giới, sáp tổ ong, đặc biệt là sáp ong rừng có chứa rất nhiều thành phần hóa học có lợi như: axit amin, các axit béo và este, khoảng 20 – 30 loại flanovoid, các vitamin B1, B2, A, E, D; các khoáng chất như canxi (Ca), magie (Mg), sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn), mangan (Mn); nicotinic acid, folic acid, … cùng nhiều khoáng chất có lợi khác. Do vậy mà việc sử dụng sáp ong rừng có thể đem lại nhiều lợi ích, giá trị dinh dưỡng cho người sử dụng.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều sản phẩm khác, việc sử dụng sáp ong rừng cũng thực sự lưu ý về đối tượng sử dụng. Các chuyên gia khuyến cáo những nhóm người không nên sử dụng bao gồm:
- Bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn xã trị
- Người mắc các bệnh về gan và thận, chẳng hạn như viêm gan, xơ gan,...
- Người bệnh bị cao huyết áp
- Người bị bệnh về hệ tiêu hóa
ĂN SÁP ONG
Như đã đề cập đến ở trên, bất kỳ sản phẩm nào khi sử dụng bạn cũng nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ, loại hàng trước khi sử dụng, đặc biệt là với sản phẩm từ ong – loài động vật với nhiều loại khác nhau, lại rất khó phân biệt. Do vậy, để sử dụng, bạn cần nắm rõ và chắc chắn sáp ong đấy là của loại ong nào? Ăn được hay không? Những lưu ý khi sử dụng,...
Bên cạnh đó, cũng cần đặc biệt chú ý về thời gian sử dụng, cách bảo quản ... để tránh bị ngộ độc, gây ra các phản ứng mạnh,...
Chúng tôi khuyến cáo bạn nên chế biến trước khi sử dụng thay vì sử dụng trực tiếp như những người trực tiếp đi tìm bởi với kinh nghiệm lâu năm trong việc tìm kiếm, họ hầu như có đủ kiến thức để biết được đâu là loại sáp ong rừng ăn được, đâu là loại không nên ăn.
Do vậy, khi mua mật ong rừng nguyên sáp, bạn có thể vắt mật riêng ra khỏi sáp và cho phần mật ong thu được và chai, lọ để bảo quản và sử dụng dần. Còn phần sáp thô – sáp ong sau khi đã vắt hết mật, để sử dụng và bảo quản được lâu, bạn có thể nấu cho đến khi sáp ong nóng chảy và mang cô đặc để thu được sáp ong nguyên chất. Phần sáp ong đã được cô đặc hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp, tùy vào mục đích, nhu cầu sử dụng của mỗi người.
SÁP ONG NGUYÊN CHẤT
Sáp ong nguyên chất thường tồn tại ở dạng cục, vừa dẻo nhưng vẫn cứng cáp có màu vàng nhạt hoặc hơi ngả nâu. Một dấu hiệu dễ dàng nhận thấy ở loại sáp này là tính liên kết của các phần tử của cục sáp bởi khi bạn trực tiếp dùng lực tay ép, sáp ong nguyên chất sẽ không bị vụn vỡ như sáp ong thô hay các loại sáp ong rừng khác bởi qua quá trình nung chảy và kết đông, hầu như sáp ong thô đã tạo thành một khối thống nhất và nguyên vẹn tạo thành sáp ong nguyên chất.
Vì đã trải qua quá trình nóng chảy và đông đặc, do vậy sáp ong nguyên chất rất khó cháy, khi hơ trên lửa nó chỉ tan chảy. Với các đặc điểm này, sáp ong nguyên chất được ứng dụng khá nhiều trong đời sống hàng ngày của chúng ta ngày nay.
Việc sử dụng sáp ong kết hợp với một số sản phẩm khác có thể mang lại nhiều hiệu quả sử dụng. Chẳng hạn khi kết hợp với dầu dừa và một số tinh chất khác sẽ tạo thành hỗn hợp kem dưỡng da vô cùng đơn giản. Hay sử dụng sáp tổ ong nguyên chất làm kem dưỡng ẩm hay son dưỡng ẩm cho môi. Hoặc sử dụng để đánh bóng đồ da, mặt gỗ tự nhiên, … Bên cạnh đó, với đặc tính khó cháy, khi tiếp xúc với lửa chỉ bị tan chảy, sáp ong nguyên chất được dùng làm nến hoặc đèn cày.
CÁCH NẤU SÁP ONG RỪNG
Đầu tiên, đun sôi lượng nước vừa phải, có thể ước lượng sao cho khi phần sáp thô tan ra, bạn có thể thu được hỗn hợp không quá đặc. Trong khi đợi nước sôi, lấy phần sáp thô cắt nhỏ để dễ khuấy cho tan. Khi nước sôi, cho phần sáp thô đã cắt nhỏ vào, khuấy cho sáp tan chảy hoàn toàn. Tiếp tục khuấy thêm 2-5 phút cho đến khi hỗn hợp tan đều.
Sau đó, cho hỗn hợp vừa nấu xong vào phần ray/lưới đã chuẩn bị để lọc lấy sáp. Dùng đũa để ép phần cặn sáp ong rừng ra đối với ai dùng lưới lọc, hay dùng thìa đối với ray lọc. Thực hiện việc ép ngay khi còn nóng để sáp không bị đông lại trong quá trình lọc.
Sau bước lọc sáp, bỏ phần bã đã lọc được trong ray/lưới, còn phần hổn hợp sáp thu được làm nguội để hỗn hợp đông lại.
Có nhiều cách để làm nguội sáp song như để hỗn hợp sáp ong tự nguội, hay cho nồi sáp vào một nồi nước lạnh để hỗn hợp tự nguội dần (làm nguội cách nước) hoặc nếu muốn tiết kiệm thơi gian, bạn có thể cho nước trực tiếp vào nồi sáp đã lọc được.
Cần lưu ý chỉ cho nước nhẹ nhàng, từ từ trên bề mặt hỗn hợp để phần sáp dần dần đông và nổi lên trên. Tuy nhiên, cách làm này chỉ nên áp dụng khi thực sự vội, không đủ thời gian chờ bởi việc áp dụng có thể cho ra thành quả (sáp ong) không được đẹp mắt như các cách trước đó nên bạn đọc cũng cần lưu ý.
SÁP ONG CÓ TÁC DỤNG GÌ
(i) Đối với sức khỏe
Sáp ong rừng được biết đến là một trong những loại thực phẩm đa năng, không chỉ có mùi vị thơm ngon, mà còn đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Một số công dụng nổi bật có thể kể đến như:
- Giúp điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, bệnh dạ dày và đường ruột
- Chữa băng huyết bằng cách sử dụng sáp ong với rượu hâm nóng.
- Chữa bệnh trĩ ra máu, ung nhọt viêm tai giữa, …
- Tăng cường hệ tiêu hóa bằng cách ngâm với rượu,
- Ngăn ngừa nhiễm trùng, nâng cao hệ miễn dịch
- Giảm lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ tim mạch
- Giúp làm lành nhanh các vết thương, các vết bỏng nhẹ.
- Ngăn ngừa viêm loét dạ dày và tiêu chảy.
- Điều trị, giảm ho cho trẻ nhỏ.
- Cải thiện chức năng gan hiệu quả.
Ngoài ra, với hàm lượng flavonoids trong thành phần, sáp ong rừng còn giúp cầm máu trong chảy máu chân răng.
Bên cạnh đó, với thành phần chủ yếu là vitamin, chất khoáng, dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng khác, sáp ong rừng còn là nguồn thực phẩm tốt giúp cho nướu khỏe, răng bền.
(ii) Đối với sắc đẹp
Trong chăm sóc và làm đẹp, sáp ong rừng được sử dụng như một loại mỹ phẩm tự nhiên, an toàn cho làn da. Việc sử dụng có thể giúp bạn đem lại làn da mềm mại, có tác dụng dưỡng ẩm về mùa đông.
Bên cạnh đó, nó còn bảo vệ làn da trước những tác hại của môi trường xung quanh bởi sáp ong còn có thể được sử dụng làm là nguyên liệu của nhiều loại kem chống nắng chất lượng.
RƯỢU SÁP ONG RỪNG CÓ TÁC DỤNG GÌ
Nếu bạn chỉ biết đến rượu như một chất kích thích, chỉ khiến con người ta đau đầu, say xỉn mỗi khi sử dụng mà chẳng có tác dụng thực chất nào, hay chỉ suy nghĩ đơn giản “uống rượu không tốt cho sức khỏe” thì có thể bạn đang chưa có cái nhìn toàn diện về “thức uống” trên.
Điều này chỉ đúng khi bạn sử dụng quá liều lượng. Nên nếu biết cách sử dụng, biết liều lượng sử dụng thì việc sử dụng rượu lại rất có lợi cho sức khỏe. Một trong những cách sử dụng phổ biến hiện nay là ngâm rượu với một số dược liệu, con vật, trái cây, ... trong đó phổ biến và được nhiều người biết đến là rượu sáp ong rừng. Vậy công dụng nó có giống như sáp ong thông thường hay không?
Bên cạnh những công dụng của việc sử dụng sáp ong trần, rượu sáp ong rừng còn có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có thể kể đến như:
- Trị đau nhức xương khớp cho cả người già và người trung niên
- Giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giúp ngủ ngon
- Giải độc tố trong cơ thể
- Tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng, ...
Như đã đề cập trên, để việc sử dụng rượu trở nên có lợi cho cơ thể, bạn chỉ nên sử dụng ở một liều lượng vừa phải. Có thể sử dụng hàng ngày nhưng không nên sử dụng liên lục trong thời gian dài, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly rượu nhỏ. Trung bình chỉ nên sử dụng dưới 50ml/ngày để không dẫn đến tình trạng say xỉn, phản tác dụng.
CÁCH NGÂM RƯỢU SÁP ONG RỪNG
Nguyên liệu:
- Sáp ong rừng
- Rượu ngâm (nên sử dụng loại rượu có nồng độ cồn từ 40 – 50 độ)
Dụng cụ:
- Bình ngâm (nên chọn lọi bình thủy tinh to, trong suốt để dễ dàng quan sát và theo dõi sự thay đổi của màu rượu và sáp. Bên cạnh đó, nên chọn loại bình ngâm có vòi để tiện sử dụng)
Cách làm:
Trước tiên, để việc ngâm rượu được ngon, bạn nên chọn loại sáp ong rừng uy tín, đảm bảo chất lượng để việc bảo quản, sử dụng được tốt nhất. Bởi trên thị trường có rất nhiều loại sáp ong được bày bán, mỗi loại lại có những nguồn gốc, đặc điểm không đồng nhất nhau, do vậy mà chất lượng sáp ong cũng có sự khác nhau giữa các loại.
Trong đó, sáp ong rừng là loại sáp ong được sản xuất từ tổ ong rừng tự nhiên, hoàn toàn không có sự can thiệp của con người trong quá trình hình thành sáp ong do vậy mà chất lượng của nó được đánh giá vượt trội hơn các loại sáp ong khác. Vì vậy, việc sử dụng sáp ong rừng ngâm rượu sẽ giúp rượu ngâm được ngon hơn.
Sau khi tìm mua được sáp ong rừng uy tín, bạn cần chọn loại rượu ngâm phù hợp để đem lại hiệu quả.
Đầu tiên, cho phần sáp vào bình ngâm, nên xếp gọn gàng để tận dụng diện tích cũng như giúp bình rượu trông đẹp mắt hơn. Lưu ý, phần này nên sử dụng găng tay hoặc đũa để đảm bảo vệ sinh.
Sau đó, cho từ từ phần rượu đã chuẩn bị vào và đậy nắp thật chặt rồi đặt ở một không gian cố định trong nhà, tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp, hạn chế việc di dời.
Sau khoảng 6 tháng, bạn có thể mang ra sử dụng. Lúc này, màu sắc của rượu sẽ thay đổi từ trong sang vàng nhạt và càng sẫm màu hơn khi để lâu.
SÁP ONG RỪNG GIÁ BAO NHIÊU
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm sáp ong rừng khác nhau.
Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của sáp thì có các loại là sáp ong trắng dạng hạt (nhập khẩu từ Đức và Mỹ), sáp ong non, sáp mật và sáp phấn (hàng nội địa).
Còn dựa vào nơi xuất xứ thì sáp ong có những loại như: sáp ong nội địa (phổ biến hiện nay là sáp ong rừng Tây Nguyên và sáp ong rừng Tây Bắc), sáp ong nhập khẩu (chủ yếu từ Đức và Mỹ) ... Trong đó, sáp ong nội địa lại bao gồm sáp ong tự nhiên (sáp ong rừng) và sáp ong nuôi.
Có thể thấy, mỗi loại sáp ong có những nguồn gốc, đặc điểm không đồng nhất nhau, do vậy mà giá sáp ong cũng có nhiều sự chênh lệch giữa các loại.
Sáp ong rừng là loại sáp ong được sản xuất từ tổ ong rừng tự nhiên, hoàn toàn không có sự can thiệp của con người trong quá trình hình thành sáp ong do vậy mà chất lượng của nó được đánh giá vượt trội hơn các loại sáp ong nội địa khác. Mức giá phổ biến của sáp tổ ong rừng trên thị trường hiện nay giao động từ 300 – 450 nghìn đồng/kg tùy vào loại ong. Thậm chí có nơi còn đề ra mức giá chỉ từ 150-250 nghìn đồng/kg.
Việc mua được với giá tiền nào không quan trọng bằng việc bạn mua được một loại sáp ong rừng có chất lượng tốt thật sự. Bởi là một sản phẩm với nhiều công dụng, sáp ong rừng luôn được nhiều người quan tâm và tìm mua, chình vì vậy mà ngày càng nhiều sản phẩm tràn lan trên thị trường, không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định về chất lượng.
Đến với Tây Nguyên Xanh, với tiêu chí đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, chúng tôi cho phép bạn được xem hàng, kiểm tra chất lượng trước khi chọn mua và cam kết được đổi trả nếu chất lượng sản phẩm không đạt chuẩn.