Cây Sâm Khỏe Kon Pne Một Loại Cây Đặc Sản

Cây sâm khỏe kon pne hay còn gọi là rễ sức khỏe, rễ khỏe Konpne hay sâm khỏe Konpne.

Đây là một trong những dược liệu mới nổi được nhiều người tìm mua hiện nay.

Cùng nhau tìm hiểu những thông tin thú vị về loại cây sâm khỏe kon pne này nhé.

MỤC LỤC

Nguồn Gốc Tên Gọi Của Cây Sâm Khỏe Kon Pne

Vì Sao Có Tên Gọi Là Cây Sâm Khỏe Kon Pne

Công Dụng Của Cây Sâm Khỏe Kon Pne

Cây Sâm Khỏe Kon Pne Có Phải Là Sâm Không

Cây Sâm Khỏe Kon Pne Có Mấy Loại

Phân Biệt Cây Sâm Khỏe Kon Pne Và Sâm Đá Kon Pne

Phân Biệt Cây Sâm Khỏe Kon Pne Và Cây Sâm Cau

Sử Dụng Cây Sâm Khỏe Kon Pne Như Thế Nào

Cây Sâm Khỏe Kon Pne Có Giá Bao Nhiêu

NGUỒN GỐC TÊN GỌI CỦA CÂY SÂM KHỎE KON PNE

Rễ khỏe còn có tên gọi là cây thuốc khỏe, rễ sức khỏe, sâm khỏe Konpne hoặc rễ khỏe Konpne.

Từ khỏe ở đây không phải là cây có bộ rễ khỏe mạnh, bộ rễ phát triển.

Mà từ khỏe ở đây là nói về công dụng của loại cây này.

Rễ khỏe sau khi được phơi khô, sẽ đem ngâm rượu rồi uống thì thấy sức khỏe tốt hơn.

Người đồng bào bản địa tại đây gọi cây này là “pơgang bơrang”.

Pơ gang là cây thuốc, bơ rang là sức khỏe.

Cây rễ khỏe có nghĩa là một loại rễ cây, uống vào sẽ thấy khỏe.

VÌ SAO CÓ TÊN GỌI LÀ CÂY SÂM KHỎE KONPNE

Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì loài cây này được tìm thấy ở xã Kon Pne thuộc huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Các loại cây có thể đặt tên theo đặc điểm sinh trưởng của loài cây, đặc tên theo công dụng của cây hoặc đặt tên theo một quy ước nào đó để nhận biết giữa loại cây này với cây kia.

Cây sâm khỏe Kon Pne được đặc tên theo địa phương mà loại cây được tìm thấy và sử dụng.

Nên khi nói rễ khỏe Kon Pne, rễ khỏe Kbang, thì có nghĩa là đang nói về loài cây này.

CÔNG DỤNG CỦA CÂY SÂM KHỎE KON PNE

Công dụng của rễ khỏe konpne tính đến nay dừng lại ở mức sử dụng thấy khỏe thì truyền tai nhau.

Ngay chính người bản địa cũng nói rằng: người xưa truyền lại “pơgang bơran” chính là loại cây giúp cho con người khỏe mạnh.

Cứ như vậy mà thế hệ này sang thế hệ khác sử dụng bằng cách đem loại cây này về rồi sắc uống.

Đến khi người Kinh tìm mua, nhờ người dân bản địa đào để ngâm rượu, rồi giới thiệu với nhau về công dụng của cây sâm khỏe Kon Pne thì loài cây này mới trở thành món hàng hóa có nhiều người săn đón.

CÂY SÂM KHỎE KON PNE CÓ PHẢI LÀ SÂM KHÔNG

Vị của cây sâm khỏe kon pne đắng ban đầu, lúc sau lại ngọt và thơm, uống vào tốt cho sức khỏe nên nhiều người phán đoán đây cũng có thể là một vị sâm nên có người gọi là sâm khỏe hoặc sâm sức khỏe.

Còn để kết luận rễ khỏe kon pne có phải là sâm không thì phải có các nghiên cứu rõ ràng về loại cây này thì mới biết được.

Hi vọng rằng trong tương lai, loại cây này được nhiều người biết đến hơn, sẽ có nhiều nghiên cứu khoa học về cây này hơn để chúng ta biết được nhiều công dụng của cây rễ khỏe cũng như có thể nhân giống và bảo tồn loài cây này.

CÂY SÂM KHỎE KON PNE CÓ MẤY LOẠI:

Ở xã Kon Pne có hai trong số các loại dược liệu mà nhiều người tìm mua đó là cây sâm khỏe Kon Pne và sâm đá Kon Pne.

Đều có chữ Kon Pne nên đôi khi khách hàng sẽ nhầm lẫn khi lần đầu tìm mua hai loại cây này.

Hai loại cây đều có thể phơi khô nấu nước uống và có thể ngâm rượu.

Cùng là loại cây tốt cho sức khỏe, tuy nhiên hình dáng, mùi vị của hai loại này hoàn toàn khác nhau.

PHÂN BIỆT CÂY SÂM KHỎE KON PNE VÀ SÂM ĐÁ KON PNE

Cây sâm khỏe Kon Pne:

Đặc điểm bộ rễ Kon Pne: Dạng rễ cọc, từ bộ rễ chính sẽ chia thành nhiều nhánh.

Màu sắc của rễ khi tươi có màu hơi đỏ sẫm như sâm cau, cũng có những cọng rễ có màu hơi vàng xám hoặc nâu.

Thân và cành của cây sâm khỏe cao, lá nhọn và hơi dài

Khi phơi khô thì cân nặng của rễ khỏe không giảm nhiều, hình dạng và kích thước khi khô không có nhiều thay đổi.

Rễ khỏe Kon Pne khi nếm ban đầu sẽ có vị đắng, lúc sau sẽ có vị ngọt như rễ đinh lăng, gần giống với vị sâm.

Rễ khỏe kon pne ngâm rượu có mùi thơm nhẹ nhàng, vị ngọt đọng lại sau khi uống.

Sâm đá Kon Pne:

Đặc điểm bộ rễ sâm đá Kon Pne: Dạng rễ chùm, thân ngắn, có đốt chỉ vài mm, phần thân ngầm sẽ có củ, kích thước cũ từ 2cm cho tới 5 cm. Những củ này có màu trắng, khi già hơn thì màu sẽ sậm lại. Phần củ là nơi dự trữ nước và chất dinh dưỡng của cây.

Thân và cành nhỏ, phần cuống lá và bẹ lá cuộn tròn tạo nên phần thân giả cho cây sâm đá.

Khi phơi khô thì trọng lượng của cây sâm đã giảm đi đáng kể, phần củ mọng nước cũng bị teo lại rất nhiều.

Mùi của sâm đá Kon Pne hơi hắc nhẹ, khi ngâm rượu sẽ có mùi thơm đặc trưng.

PHÂN BIỆT CÂY SÂM KHỎE KON PNE VÀ SÂM CAU

Sâm cau là một dược liệu tương đối phổ biến ở nhiều vùng miền. Bộ rễ của sâm cau có màu đỏ khi tươi, màu hơi vàng khi phơi khô.

Nếu chỉ nhìn sâm cau và sâm khỏe kon pne qua hình ảnh thì có thể nhầm lẫn giữa hai loại cây này.

Cây sâm khỏe kon pne không phải là sâm cau bạn nhé.

Để phân biệt sâm cau với rễ khỏe kon pne thì chỉ cần so sánh đặc điểm bộ rễ của hai loại cây này là được.

Rễ chính của sâm cau có xu hướng phình to như dạng củ, các rễ con bám quanh rễ chính trong phạm vị nhỏ, không phát triển sang ngang và không ăn sâu xuống đất như rễ khỏe kon pne. Nhìn tổng thể rễ của sâm cau sẽ hơi to tròn, bóng bẩy, màu đỏ đẹp mắt khi còn tươi.

Cây sâm khỏe kon pne chia nhành nhiều nhánh to nhỏ không đều, các nhánh rễ phát triển rộng và cắm sâu xuống đất. Nhìn tổng thể kích thước của rễ khỏe không lớn, đoạn rễ gấp khúc, xù xì, màu đỏ hoặc màu trắng vàng tùy vào độ già của đoạn rễ.

SỬ DỤNG CÂY SÂM KHỎE KON PNE NHƯ THẾ NÀO

Theo người đồng bào bản địa thì cách sử dụng rễ khỏe kon pne phổ biến nhất là phơi khô rồi nấu nước uống.

Sau này rễ khỏe còn được dùng ngâm rượu, rượu ngâm rễ khỏe kon pne có vị dễ uống, vị ngọt ngọt và đằm, mùi thơm thơm như mùi sâm.

Người dân thường ngâm một bình rượu rễ khỏe kon pne để sẵn trong nhà, và khi có khách tới thăm thì gia chủ sẽ mời họ món rượu đặc sản của địa phương mình.

Rễ khỏe kon pne khi ngâm với rượu thường chỉ ngâm độc bản, ít có ngâm chung với các dược liệu khác.

Một phần có thể là do sở thích của người ngâm, muốn thưởng thức vị nguyên bản như vậy, cũng có thể là loại cây này mới, chưa có nhiều nghiên cứu khoa học nên họ cũng không dám tự ý kết hợp với các thành phần khác.

CÂY SÂM KHỎE KON PNE GIÁ BAO NHIÊU

Rễ khỏe kon pne thường được bán dưới dạng rễ đã cắt nhỏ và phơi khô.

Sâm khỏe kon pne khô dễ bảo quản, thuận tiện khi sử dụng.

Giá sâm khỏe kon pne khô từ 250.000 tới 300.000 tùy từng thời điểm.

Ngoài ra còn có rễ khỏe kon pne dạng tươi để khách mua về tùy theo mục đích sử dụng.

Sâm khỏe kon pne dạng tươi hạn chế gửi đi xa vì rễ sẽ bị khô lại, khối lượng giảm đi đáng kể và có thể suy giảm chất lượng nếu như bảo quản không đúng cách.

Giá sâm khỏe tươi từ 100.000 tới 150.000.

Nếu bạn có nhu cầu mua rễ khỏe kon pne thì có thể liên hệ tây nguyên xanh nhé



Tin tức liên quan

Cao Mật Nhân Có Tác Dụng Gì, Những Lưu Ý Không Nên Bỏ Qua

1680 Lượt xem

Cao mật nhân thì nhiều người đã biết những không phải ai cũng hiểu rõ về loại cây này và sử dụng làm sao cho hiệu quả nhất, cùng nhau tìm hiểu về cao mật nhân có tác dụng gì để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

 

Những Cách Chế Biến, Bảo Quản Trái Khổ Qua Rừng Nên Biết!

1954 Lượt xem

Ngày nay, dường như các món ăn chế biến từ trái khổ qua rừng đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nấu được nguyên liệu trên. Sau đây, bạn có thể tham khảo một số cách chế biến, bảo quản trái khổ qua hiện nay.

Mách Bạn Cách Làm Dầu Gội Bồ Hòn Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả!

5805 Lượt xem

Từ xưa, khi chưa có nhiều loại dầu gội công nghiệp như ngày nay, ông bà ta đã biết dùng nhiều sản phẩm từ thiên nhiên để làm sạch da đầu, trong đó có dầu gội bồ hòn.

Việc sử dụng dầu gội bồ hòn không chỉ được lựa chọn, tin dùng bởi sự đơn giản, tiết kiệm mà còn nhờ vào hiệu quả sử dụng thực tế mà nó mang lại.

Nấm Linh Chi Rừng Có Mấy Loại - Giá Nấm Linh Chi Đen Rừng Hiện Nay!

1796 Lượt xem

Hiện nay có nhiều cách phân loại nấm linh chi rừng. Tùy vào một số đặc điểm khác nhau như nguồn gốc, màu sắc, ... mà có các loại nấm linh chi rừng khác nhau. 

Cùng với đó, chất lượng và giá trị mang lại khác nhau cũng làm cho giá nấm linh chi rừng có sự chênh lệch nhất định. Vậy mức giá nấm linh chi phổ biến trên thị trường hiện nay là bao nhiêu?

Nước Bồ Hòn Có Tác Dụng Gì? Cách Ngâm Enzym Bồ Hòn Tại Nhà

1712 Lượt xem

Tuy không ăn được, nhưng người ta vẫn thường hay tìm mua quả bồ hòn để làm nước bồ hòn sử dụng hoặc ngâm enzym bồ hòn.

Vậy nước bồ hòn có tác dụng gì? Cách ngâm enzym bồ hòn tại nhà ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cách Nhận Biết Nấm Linh Chi Rừng Và Nấm Linh Chi Tự Trồng Dễ Nhất!

2404 Lượt xem

Điều đặc biệt làm nên giá trị của nấm linh chi rừng là trong rất nhiều cây to trên rừng mới có một vài cây được “lựa chọn” là nơi phát triển của nấm linh chi rừng.

Hình dạng bên ngoài của nấm linh chi rừng khá giống với nấm linh chi tự trồng. Tuy nhiên, nếu tinh ý bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác nhau cơ bản của hai loại nấm trên.

Sáp Mật Ong Có Những Công Dụng Gì? Sáp Ong Có Ăn Được Không?

3175 Lượt xem

Hiện nay, bên cạnh việc khai thác tổ ong để lấy mật, tổ ong sau khi thu hoạch còn được dùng để chế biến thành sáp mật ong.

Tương tự như mật ong, sáp mật ong cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Vậy sáp mật ong có ăn được không?

Nến sáp ong và 9 lưu ý không nên bỏ qua

4910 Lượt xem

Thắp một ngọn nến sáp ong là thắp lên một điều gì đó tươi mới, sáng sủa, tràn đầy hi vọng và cũng không kém phần lãng mạn

Bạn có đang dùng đúng cách nến sáp ong, bạn cần lưu ý gì khi sử dụng loại nến này, đừng bỏ qua bài viết này nhé.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng